- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:
331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh
4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết
Qua bảng 1.7 cho thấy tình hình mắc/ chết SXHD 05 xã, thị trấn Trần Văn Thời diễn biến phức tạp và tăng dần từ năm 2004 có 181 trường hợp mắc SXH và giảm dần xuống 50 ca (2005), tăng lên 67 ca (2006), giảm 44 ca (2007) và tăng đột biến 752 ca (2008) và duy trì mức khá 248 ca (2009). Do vậy, qua bảng 3.1 cho thấy tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, trong 600 hộ gia đình được phỏng vấn có 55 hộ có người mắc bệnh SXH chiếm tỷ lệ 9,2% . Kết quả nghiên cứu Trần Văn Hai, Lê Thành Tài ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp có tỷ lệ mắc SXH là 17,7% (106 ca mắc/600) [19]
Ở xã Khánh Bình Đông có 13 người mắc SXH trong 117 đối tượng được điều tra, phỏng vấn chiếm 11,1%, tiếp đến thị trấn Trần Văn Thời (12,5%) và xã thấp nhất là Phong Lạc (4,1%). Sự khác biệt các hộ từng mắc SXH theo nhóm xã có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)
Các đối tượng nữ được điều tra phỏng vấn có tỷ lệ (59,7%), cao hơn nam. Điều này có thể lý giải rằng các buổi phỏng vấn điều tra thường ban ngày nên đối tượng nam có thể vắng mặt vì rằng nam giới lo toan công việc đồng án, cũng
như lao động sản xuất, chị em phụ nữ thường là nội trợ và buôn bán nhỏ nên luôn túc trực tại gia đình. Kết quả của Lý Lệ Lan khi nghiên cứu KAP phòng chống sốt XH tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, tỷ lệ nữ chiếm 76,7% và nam 23,3% [30]. Tuy nhiên, tỷ lệ các đối tượng nam mắc bệnh SXH (12,4%) lại cao hơn nữ (7,0%), sự khác biệt mắc SXH giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hương (207) KAP về PCSXH huyện Thanh Bình, Đồng Tháp cho thấy nam giới chiếm 62,5%, nữ giới chiếm 37,5% [29]
Các đối tượng được điều tra, phỏng vấn ở nhóm > 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (65,5%) hơn nhóm ≤ 35 tuổi (34,5%), sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05), bởi vì đại diện chủ hộ thường là người trên 35 tuổi. Độ tuổi trung bình 40,91± 11,44 tuổi, tuổi lớn nhất 69 tuổi và tuổi nhỏ nhất 19 tuổi, đây là nhóm tuổi khá lớn, có kinh nghiệm trong cuộc sống đã từng tiếp cận những bệnh tật nói chung và sốt xuất huyết nói riêng. Kết quả điều tra ở hộ nhóm tuổi > 35 có tỷ lệ mắc bệnh SXH chiếm 4,1%; ở hộ có nhóm tuổi ≤ 35 có tỷ lệ mắc bệnh SXH chiếm 18,8%.
Kết quả Trần Văn Hai, Lê Thành Tài (2006) nghiên cứu KAP phòng sốt Dengue ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp có tỷ lệ nhóm ≥ 35 tuổi (68,3%) [19], Kết quả trên có độ tuổi trung bình tương đương với Lê Thanh Hương 42,2 tuổi, nhỏ nhất 17 tuổi và lớn nhất 60 tuổi [29] .
Đa số các đối tượng nghiên cứu là nội trợ và nghề khác (90,5%), chỉ có 9,5% trường hợp là CBCC là nhóm thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức về phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Điều này phản ảnh rõ nét là các xã thuộc huyện Trần Văn Thời là một huyện ven biển, sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, đa phần là phụ nữ buôn bán nhỏ và nội trợ nên thường có mặt ở tại nhà. Kết quả
tương đương với nghiên cứu của Trần Như Hải (2006), tình hình xuất huyết Dengue tại huyện Đắc Nông, CNVC chiếm 13,17% [21]. Qua bảng 3.5. cho thấy các đối tượng là CBCC có tỷ lệ tắc SXH 3,5% thấp hơn nhóm nội trợ và nhóm khác. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Trình độ học vấn tương đối là một trong những yếu tố thuận lợi để tiếp cận thông tin, góp phần hiểu biết về các bệnh tật SXH và cách phòng chống chúng. Qua bảng và biểu đồ 3.6, cho thấy các đối tượng được điều tra có trình độ học vấn ≤ THCS chiếm tỷ lệ khá cao 79,8%, trình độ ≥ THPT chỉ chiếm 20,2%. kết quả nghiên cứu của Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh (2004) nghiên cứu KAP phòng chống sốt xuất huyết của người dân quân 5 Tp Hồ Chính có trình độ ≤ cấp II chiếm tỷ lệ 61,6% và > cấp II chiếm 38,4% [30]. Kết quả này cũng khá hợp lý với tỷ lệ nghề nghiệp của các đối tượng được điều tra, phỏng vấn ở bảng 3.5, đa số các đối tượng được phỏng vấn là nội trợ. Đồng thời cho thấy tỷ lệ các đối tượng trình độ ≤ THCS có tỷ lệ từng mắc SXH (40,1%) cao hơn nhóm ≥ THPT, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05).
Qua bảng 3.7. cho thấy các hộ được phỏng vấn, điều tra có số hộ ≥ 4 người chiếm tỷ lệ 66,5%, cao hơn số hộ < 4 người 33,5%, tỷ lệ các hộ bị SXH ở nhóm ≥ 4 người 10,0%, kết quả Trần Văn Hai, Lê Thành Tài nghiên cứu KAP về PCSXH ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp có tỷ lệ hộ > 4 người là 60% [19].
Với điều kiện địa lý, Trần Văn Thời là huyện ven biển nên nguồn nước sạch (nước máy) cũng khá hạn chế (27%). Đa số người dân dùng nước giếng (72%) và nước mưa (71%). Đây là yếu tố thuận lợi cho muỗi và lăng quăng phát triển nếu người dân không quan tâm đậy kín dụng cụ tích trữ nước để tiêu dùng bằng nước mưa. Nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Tiến, Huỳnh Thu Thủy về thực
trạng nguồn nước sử dụng tại 3 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang cho thấy 17% hộ gia đình sử dụng nước máy, 70% dùng nước sông và 10,8% dùng nước mưa [59].
Các hộ gia đình có các vật dụng phế thải xung quanh nhà là nơi có tỷ lệ hiện diện lăng quăng Aedes cao nhất (59,8%), tiếp đến bể chứa nước (35,7%), lu khạp, phuy chum (28,4%), chậu nước dưới chân tủ thức ăn (23,3%), lọ cắm hoa 6,7%. Qua bảng 3.9, cho thấy ý thức các hộ gia đình chưa cao lắm tỷ lệ gia đình có nắp đậy kín các bể chứa nước là 49,0%, lu khạp, phuy, chum (26%).