Kiến thức về sốt xuất huyết, phòng chống và tác nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 69 - 70)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

4.2.3.Kiến thức về sốt xuất huyết, phòng chống và tác nhân gây bệnh

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.2.3.Kiến thức về sốt xuất huyết, phòng chống và tác nhân gây bệnh

Qua bảng 3.17 cho thấy các đối tượng được điều tra và phỏng vấn có kiến thức vừa phải về bệnh SXH, cụ thể hiểu biết SXH là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đúng (90,7%), biết đúng dấu hiệu bệnh SXH (58,5%), biết đối tượng có thể mắc SXH là tất cả mọi người (55,2%), 2 câu trả lời được đánh giá là dưới trung bình: biết dấu hiệu đúng khi bệnh chuyển nặng (31,8%); và nguyên nhân sốt do vi rút (32,8%) vì 2 câu hỏi này tương đối khó, do đi sâu vào chuyên môn nên trình độ người dân nông thôn không thể trả lời đúng, trong đó đa số trả lời không biết nguyên nhân SXH (40,4%) và trả lời nhằm do ký sinh trùng và vi trùng (23,9%). Kết quả này cao hơn một số nghiên của các tác giả miền Bắc: Trần Đắc Phu (Nam Định) biết SD/SXHD là nguy hiểm 76,4%, triệu chứng cơ bản của bệnh SXH (58,2%) [46], tương đương kết quả một số tác giả miền nam khi nghiên cứu trước can thiệp, Trần Kim Long (2009): biết biểu hiện của bệnh (67,5%) [33], và thấp hơn một số nghiên cứu sau can thiệp: Nguyễn Thị Kim Tiến biết nguyên nhân 78,7%, triệu chứng (71,3%) [60].

Qua bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ hiểu biết đúng đường lấy truyền của bệnh là muỗi chiếm 83,8%, biết chính xác muỗi vằn là thủ phạm truyền bệnh 44%, biết thời điểm đốt của Aedes aegypti là ban ngày khá khiêm tốn 15%, bởi vì mọi người đều thấy muỗi đốt là ban đêm, biết đúng muỗi trú đậu 64,8%, biết nới đẻ trứng của muỗi 33,2%, thường người dân chỉ biết muỗi đẻ chủ yếu là lu mái chứa nước và nới cư ngụ của lăng quăng 43,3%. Kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ hiểu biết ở đây cao hơn hoặc tương đương hơn các tác giả miền Bắc, Trung và Tây Nguyên: Phạm Ngọc Đính [13], Trương Đình Định ở Quảng Bình[16], Võ Thị Hương ở Tây Nguyên[28]. Nhưng tỷ lệ hiểu biết này lại thấp hơn nghiên cứu các tác giả miền nam sau khi được can thiệp: Huỳnh Văn Quyên (2009)

Long An biết muỗi vằn truyền bệnh 100%, nơi thường trú của muỗi vằn (89,1%) [51].

Đáng chú ý là thời điểm đốt của Aedes aegypti là ban ngày, nếu không được tập huấn, can thiệp thì hiểu biết tập tính của loài muỗi này đốt ban ngày là rất thấp (15%). Từ trước đến nay, quan niệm của cộng đồng dân cư thường nghĩ muỗi SXH truyền bệnh vào ban đêm, đây là một trong những nhận thức sai lệch và điều dó dẫn đến sự chủ quan trong sinh hoạt như không ngủ màn vào buổi trưa là yếu tố nguy cơ đẫn đến mắc bệnh SXH. Do vậy, tuyền truyền và giáo dục, tập huấn về kiến thức SXH với các kênh thông tin khác nhau, người dân cộng đồng sẽ thay đổi nhận thức và biết được SXH do muỗi truyền bệnh vào ban ngày.

Tỷ lệ hiểu biết nơi đẻ trứng và cư ngụ của lăng quăng (33,2% -43,3%) không cao lắm đây là điều bất lợi vì biết rõ vị trí thường trú đậu của muỗi nơi sinh sản và trú ngụ của lăng quăng thì công tác diệt muỗi sẽ được thuận lợi, bằng cách tăng cường ánh sáng thông thoáng và xịt muỗi, đốt hương trừ muỗi khai thông cống rãnh, vệ sinh các vật chứa nước...

Tóm lại, qua những kiến thức tìm hiểu về các nội dung SXH trên cho thấy tỷ lệ hiểu biết chung về SXH chiếm 50,3%. Tỷ lệ này không khả quan lắm, do đó cần phải tuyên truyền tập huấn, can thiệp để trang bị kiến thức cho cộng đồng về SXH và phòng chống. Kết quả này thấp hơn Lê Thành Tài, Nguyễn Kim Yến nghiên cứu ở Cần Thơ 2007 xếp loại kiến thức đúng 85% [54], và tương đương với Trần Văn Hai, Lê Thành Tài, Đồng Tháp năm 2006 xếp loại kiến thức tốt 50%, chưa tốt 50% [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 69 - 70)