Kiến thức phòng chống SXH theo các biến đặc tính của mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 75 - 77)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.3.1. Kiến thức phòng chống SXH theo các biến đặc tính của mẫu

Qua bảng 3.23, cho thấy nam giới có tỷ lệ kiến thức tốt về PCSXH chiếm 54,5%, nữ chiếm 47,5%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể lý giải rằng mặc dù tỷ lệ được điều tra, phỏng vấn nam thấp hơn nữ nhưng đa số chủ hộ là nam giới, "trụ cột" của gia đình có công ăn việc làm ổn định, phụ nữ ở đây phần lớn là nội trợ nên kiến thức nam hơn nữ là điểu hiển nhiên vậy.

Nhóm đối tượng CBCC được phỏng vấn điều tra có tỷ lệ thấp (9,5%) ( bảng 3.5) tuy nhiên tỷ lệ hiểu biết PCSXH lại cao hơn nhiều so với nghề khác (87,7%) gấp đôi nội trợ và nghề khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).

Nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ≤ THCS chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm ≥ THPT, nhưng ngược lại kiến thức nhóm ≥ THPT cao gần gấp đôi (72,7%) nhóm ≤ THCS (44,7%) điều này hoàn toàn phụ hợp với thực tế là trình độ càng cao thì kiến thức càng tăng.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc, phòng chống SXH ở Phú Hưng, Bến Tre cho thấy nhóm nghề nghiệp có kết quả nhận thức tốt ở nhóm CBCC là 100%, nhóm buôn bán chỉ 58,82% [38].

Tóm lại, các nhóm nghiên cứu giữa nghề nghiệp, TĐHV, hộ gia đình từng có người mắc SXH có liên quan rõ rệt với kiến thức PCSXH (p < 0,05). Không có mối liên quan giữa các biến: giới, tuổi, số nhân khẩu trong hộ, ( p> 0,05). Kết quả này được so sánh với một số tác giả nghiên cứu khác như bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. So sánh liên quan giữa kiến thức và các biến đặc tính của mẫu theo các tác giả đã nghiên cứu

Biến số Tác giả

Giới Tuổi Nghề nghiệp TĐHV

Nam Nữ ≤ 35 > 35 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Lê Thành Tài [54] KT tốt % 90,1 81,9 89,0 82,6 86,5 83,2 78,6 91,6 p < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 Lê Thanh Hương [29] KT tốt % 48,2 52,8 42,9 34,2 46,0 63,3 25,6 57,2 p > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 Nam Nữ ≤ 40 > 40 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Lý Lệ Lan [30] KT tốt % 37,1 38,0 42,9 34,2 25,6 57,2 p > 0,05 > 0,05 - < 0,05 Nam Nữ ≤ 35 > 35 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Chúng tôi KT tốt 54,2 47,5 53,1 48,9 87,7 46,1 44,7 72,7 p > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 * NN : Nông nghiệp TH : Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông

Qua bảng 4.1 so sánh sự liên quan giữa kiến thức với 4 biến số giới, tuổi, nghề nghiệp và trình độ văn hóa:

- Liên quan giới với kiến thức PCSXH: Kết quả của chúng tôi phù hợp với Lê Thanh Hương, Lý lệ Lan là không có sự liên quan giữa giới với kiến thức PCSXH (p> 0,05); Kết quả của Lê Thành Tài cho thấy kiến thức PCSXH khá

cao: nam (90,1% ), nữ (81,9%) và có sự liên quan giữa giới và kiến thức PCSXH (p< 0,05).

- Liên quan nhóm tuổi với kiến thức PCSXH: kết chúng tôi phù hợp với 3 tác giả trên là không có sự liên quan giữa nhóm tuổi và kiến thức PCSXH (p>0,05).

- Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức PCSXH: kết quả chúng tôi phù hợp với Lê Thanh Hương là có sự liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức (p < 0,05), ngược lại Lê Thanh Tài không có sự liên quan giữa giữa nghề nghiệp và kiến thức (p> 0,05).

- Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức PCSXH: Tất cả 4 kết quả trên đều cho thấy có sự liên quan rõ rệt về trình độ văn hóa và kiến thức PCSXH ( p< 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)