CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 33 - 34)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

2.5. CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT

Dựa theo tiêu chuẩn của TCYTTG, một trường hợp được xác định là sốt xuất huyết Dengue khi có dấu hiệu sau:

+ Sốt cao > 380C, khởi phát đột ngột, kéo dài 2-7 ngày; + Biểu hiện xuất huyết dưới các dạng khác nhau:

- Dấu dây thắt dương tính;

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng; - Đi cầu ra máu, tiểu máu.

Tình trạng nặng nhẹ của bệnh: Căn cứ các tài liệu hướng dẫn giám sát SXHD của Bộ Y tế quy định, tình trạng nặng nhẹ của các trường hợp mắc SXHD được phân chia nhóm như sau:

+ Sốt Dengue: sốt với những triệu chứng không đặc hiệu, sốt Dengue không có xuất huyết.

+ Sốt xuất huyết độ I: sốt kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo các dấu hiệu không đặc hiệu (nhức đầu, đau người...), dấu hiệu dây thắt dương tính.

+ Sốt xuất huyết độ II: dấu hiệu như độ I kèm theo xuất huyết dưới da, niêm mạc.

+ Sốt xuất huyết độ III: có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp, mạch nhanh yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã hoặc li bì.

+ Sốt xuất huyết độ IV: sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh (HA = 0).

Xét nghiệm: Tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3

máu, thường gặp vào ngày thứ 2 trở đi. Dung tích hồng cầu (Hematocrit) tăng trên 20% (bình thường dung tích hồng cầu: 0,38-0,40).

Cần lưu ý trong mùa dịch sốt xuất huyết tránh chủ quan bỏ sót, hoặc chẩn đoán SXH nhằm với các bệnh khác như sốt do nhiễm siêu vi trùng, nhiễm trùng

đường hô hấp, sốt phát ban... việc theo dõi không sát và xử lý không đúng làm cho bệnh diễn tiến nặng, chuyển sang độ III, IV, nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong rất cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)