Hành vi về phòng chống bệnh SXH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 73 - 75)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.2.5. Hành vi về phòng chống bệnh SXH

Qua bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ người dân ngũ mùng chiếm 85,3%, tuy nhiên ngủ mùng cả đêm lẫn ngày chỉ 56,2% là do nhận thức sai lệch về thời điểm muỗi Aedes eagypti chỉ đốt vào ban ngày, tỷ lệ đậy kín các DCCN (49%), có súc rửa các DCCN (bể chứa, lu khạp, phuy) 87,7%; súc rửa định kỳ các DCCN (48%); vứt bỏ đúng các dụng cụ chứa nước (82,7%), vệ sinh môi trường quanh nhà đạt (70,7%), không đạt chiếm 29,3%, thả cá vào vật chứa nước tỷ lệ thấp (24,7%). Kết quả Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến: ngủ mùng cả ngày lẫn đêm (41,8%), đậy kín DCCN 95,9%, súc rửa các DCCN: bể chứa, lu khạp, phuy (94,7%), vứt bỏ các dụng cụ chứa nước (67,4%).

Chúng ta biết các vụ dịch SXH là do muỗi truyền. Với đặc điểm khí hậu của nước ta, muỗi phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến trung du và đang có xu hướng phát triển tới các miền núi cao. Muỗi phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Muỗi có thói quen đẻ trứng ở các vật dụng chứa nước trong nhà và xung quanh nhà như bể, phuy, chum, vại , chai lọ vỡ, lốp xe hư hỏng, máng nước đọng.

Phôi phát triển hoàn thiện trong vòng 48 giờ trong môi trường ẩm và ấm, Khi phôi đã phát triển hoàn thiện thì trứng có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn trong thời gian dài. Trứng muỗi nở ngay khi ngập nước trở lại. Khả năng chịu đựng khô hạn của trứng giúp cho muỗi Aedes aegypti có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt [3], [55].

Lăng quăng phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, mật độ lăng quăng và thức ăn. Trong điều kiện thuận lợi, thời gian cần để trứng phát triển thành muỗi khoảng 7 ngày.

Như vậy, diệt muỗi truyền bệnh, hạn chế sinh trưởng và phát triển của lăng quăng vẫn là biện pháp chủ đạo trong phòng và chống bệnh SD/SXHD. Quan niệm phòng chống ngày nay là nhằm vào các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ vòng đời của muỗi với mục đích làm giảm mật độ quần thể muỗi và làm giảm khả năng tiếp xúc người - muỗi, từ đó giảm tỷ lệ mắc SXH trong quần thể cộng đồng dân cư [2],[17].

Các biện pháp diệt muỗi và lăng quăng được áp dụng chủ yếu là thả cá ăn lăng quăng, phun hóa chất, thu nhặt, hủy bỏ DC phế thải, sử dụng DCCN có nắp đậy và súc rửa thường xuyên. Qua các nội dung hành vi trên xếp loại chung về hành vi đúng có 173 đối tượng chiếm 28,8%, chưa đúng (71,2%) (Bảng 3.15)?. Kết quả hành vi này tương đương với nghiên cứu của Lê Thành Tài (22,1%)[54], Trần Văn Hai tỷ lệ hành vi đúng 26% [19].

Qua bảng 3.22, cho thấy các đối tượng nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ bệnh SXH với các tỷ lệ sau: có sốt cao liên tục hơn hai ngày (66,2%), chấm xuất huyết trên da 56,2%; chảy máu mũi, ói ra máu, tiêu ra máu 40,5%; đau bụng 27,8%, tay chân lạnh 29,5%, bức rứt, vật vã 25,8%. Theo Phan Quận nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm vi rút Dengue nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy các kết quả các triệu chứng với tỷ lệ chấm xuất huyết (67,6%), chảy máu mũi 8,8%, nôn và đại tiện ra máu chiếm 14,7%, dấu hiệu tiêu hóa biểu hiện lâm sàng: đau bụng chiếm 61,8% [50]. Nghiên cứu Võ Thị Hường PleiKu-Gia Lai về các triệu chứng nghi ngờ SXH: Sốt cao đột ngột > 2 ngày liên tục (75,1%), nốt chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam (18,7-63,4%) [28].

Xử trí về bệnh SXH, các đối tượng dùng thuốc hạ nhiệt 70%, có cho uống nhiều nước 44,3%, lau mát 60,2% và tỷ lệ cắt lễ, cạo gió chỉ 7,5%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)