- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:
2.4.1.2. Chỉ số lăng quăng
Chỉ số nhà có lăng quăng (CSNCLQ): là tỷ lệ % nhà có lăng quăng Aedes aegypti. Chỉ số này biểu hiện sự phân bố của lăng quăng, có thể dùng để đánh giá sự biến động theo mùa và sự hiểu biết tập quán của người dân trong vùng điều tra.
Số nhà có lăng quăng Aedes aegypti
CSNCLQ HI (%) = x 100 Số nhà điều tra
Đánh giá: điều tra 100 hộ trong đó bao nhiêu hộ có LQ Aedes aegypti
chia 100 hộ x 100 từ đó có được kết quả CSNLQ. Chỉ số lý tưởng HI < 20%. - Chỉ số Breteau (BI): là số dụng cụ chứa nước có lăng quăng Aedes aegypti trong 100 nhà điều tra
Số DCCN có lăng quăng Aedes aegypti
BI = x 100 Số nhà điều tra
Đánh giá: số DCCN có LQ Aedes aegypti chia cho 100 nhà điều tra tính ra được chỉ số BI lý tưởng là < 20, khi BI > 50 là báo động dịch.
- Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng: là tỉ lệ % dụng cụ chứa nước có lăng quăng.
Số DCCN có lăng quăng Aedes aegypti
CSDCCNCLQ (%) = x 100 Số DCCN điều tra
Chỉ số này nhằm đánh giá số DCCN có lăng quăng nhiều hay ít để chỉ định biện pháp can thiệp kịp thời.
- Chỉ số mật độ lăng quăng (CSMĐLQ): là số lượng lăng quăng trung bình cho một nhà điều tra, chỉ số mật độ lăng quăng chỉ sử dụng khi điều tra ổ lăng quăng nguồn.
Số lăng quăng Aedes aegypti thu được CSMĐLQ (con/nhà) = Số nhà điều tra
Số lăng quăng Aedes aegypti điều tra của 100 hộ nhằm đánh giá mật độ Aedes bao nhiêu con/hộ gia đình.
- Ổ lăng quăng nguồn:
TS lăng quăng của một loại dụng cụ
Xác định ổ lăng quăng nguồn = x 100 TS lăng quăng thu được ở tất cả dụng cụ
Điều tra 100 hộ, xem mỗi hộ có bao nhiêu lăng quăng trên một loại dụng cụ trên tổng số lăng quăng thu được ở tất cả các dụng cụ nhân 100 để xác định ổ lăng quăng nguồn.
* Các chỉ số côn trùng mang tính chất tham khảo, không có chỉ số nền nào là tuyệt đối, tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chỉ số DI muỗi, BI lăng quăng.
Khảo sát chỉ số muỗi và lăng quăng được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế theo phương pháp sau
- Đối với lăng quăng: Dùng đèn pin soi vào các dụng cụ chứa nước và đếm các DCCN có lăng quăng, ghi nhận toàn bộ các vật chứa nước ở trong và ngoài nhà.
- Đối với muỗi:
+ Thời gian bắt muỗi: Sáng từ 7 đến 9 giờ.
+ Cách bắt muỗi: chia thành nhóm, mỗi nhóm 02 người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Tay trái cầm đèn pin soi tìm muỗi đậu, tay phải cầm ống nghiệm, khi thấy muỗi úp miệng ống nhẹ nhàng, thẳng góc và áp sát lên mặt đồ vật, lúc đó muỗi sẽ bay vào trong ống, lấy bông nút lại và đẩy nút bông cùng muỗi bắt được vào gần đáy ống ( để cách khoảng từ 1-2 cm). Sau đó tiếp tục bắt những con muỗi khác, mỗi ống nghiệm có thể bắt từ 03 - 05 con muỗi.