Hành vi phòng chống SXH theo các biến đặc tính của mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 79 - 81)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.3.3. Hành vi phòng chống SXH theo các biến đặc tính của mẫu

Hành vi (thực hành) của người dân trong nghiên cứu này bao gồm sự tham gia mức độ cộng đồng trong phòng ngừa SXH. Hành vi của người dân bao gồm cọ rửa các dụng cụ chứa nước trong gia đình, phá hủy tiêu diệt các vị trí muỗi sinh sản, xử lý vệ sinh các dụng cụ chưa nước, đậy kín các dụng cụ chứa nước. Trong đó tỷ lệ thả cá vào nước để diệt lăng quăng vẫn còn tỷ lệ khá thấp (24,7%) và hành vi ngũ màng cả ngày lẫn đêm chỉ 56,2% nên kéo theo tỷ lệ xếp loại chung về hành vi đúng khá khiêm tốn (28,8%). Để hiểu rõ cụ thể những yếu tố liên quan là những biến số đặc trưng của mẫu ảnh hưởng như thế nào đến hành vi phòng chống SXH chúng tôi đã tìm hiểu mối liên quan này.

Qua bảng 3.24 cho thấy 6 biến số đặc tính của mẫu là có liên quan với hành vi PCSXH, trong đó nhóm nghề khác và CBCC có liên quan với hành vi PCSXH, nhóm CBCC có tỷ lệ % đúng là 75,4% và nghề khác chiếm 26,4% (p < 0,01).

Nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ≤ THCS chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm ≥ THPT, nhưng ngược lại hành vi nhóm ≥ THPT (57,1%) cao hơn nhóm ≤ THCS (24,4%), kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Lý Lệ Lan có tỷ lệ % hành vi đúng của nhóm ≥ THCS là 22% và nhóm ≤ THCS có tỷ lệ 18,0% (p < 0,05).

Nhóm hộ có số nhân khẩu trong gia đình ≤ 4 người có tỷ lệ % hành vi đúng là 38,7%, nhóm > 4 người chiếm 27,7%. Nhóm hộ có người từng mắt SXH

có hành vi đúng là 26,4% và hộ gia đình không mắc SXH có tỷ lệ % hành vi đúng là 35,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

Tóm lại, các nhóm nghiên cứu giữa nghề nghiệp và TĐHV, hộ gia đình có người mắc SXH có liên quan rõ rệt với hành vi PCSXH (p < 0,05). Không có mối liên quan giữa các biến: giới, (p> 0,05). Kết quả này được so sánh với một số tác giả nghiên cứu khác như bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3. So sánh liên quan giữa hành vi và các biến đặc tính của mẫu theo các giả đã nghiên cứu

Biến số Tác giả

Giới Tuổi Nghề nghiệp TĐHV

Nam Nữ ≤ 35 > 35 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Lê Thành Tài [54] HV đúng % 26,9 19,0 25,2 20,2 16,8 28,4 17,9 26,3 p > 0,05 > 0,05 < 0,05 <0,05 Trần Văn Hai [19] HV đúng % 25,1 27,6 25,8 26,1 24,5 30,9 22,5 30,7 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 Nam Nữ ≤ 40 > 40 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Lý Lệ Lan [30] HV đúng % 16,2 17,7 16,3 18,0 - - 14,4 22 p > 0,05 > 0,05 - < 0,05 Nam Nữ ≤ 35 > 35 CBCC Khác ≤ THCS >THPT Chúng tôi HV đúng % 30,2 27,9 23,2 31,8 75,4 23,9 21,9 56,2 p > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 * NN : Nông nghiệp TH : Tiểu học

Qua bảng 4.3 so sánh sự liên quan giữa hành vi với 4 biến số giới, tuổi, nghề nghiệp và trình độ văn hóa:

Liên quan giữa giới và hành vi PCSXH: Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của 3 tác giả trên là không có sự liên quan giữa giới và hành vi PCSXH ( p> 0,05).

- Liên quan giữa nghề nghiệp và hành vi PCSXH: kết quả chúng tôi phù

hợp với Lê Thành Tài có sự liên quan giữa giữa nghề nghiệp và hành vi (p< 0,05). Tác giả Trần Văn Hai có kết quả ngược lại ( p> 0,05)

- Liên quan giữa trình độ học vấn và hành vi PCSXH: Tất cả 4 kết quả trên đều cho thấy có sự liên quan rõ rệt về trình độ văn hóa và hành vi PCSXH.

Tóm lại, qua 3 bảng trên nghiên cứu chúng tôi cũng như các tác giả được so sánh đều cho thấy trình độ học vấn là biến số có mối liên quan rõ rệt nhất với kiến thức, thái độ và hành vi PCSXH (p< 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 79 - 81)