Thái độ phòng chống bệnh SXH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 70 - 73)

- Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy được tính theo hướng dẫn thường qui của Bộ Y tế:

331 55,2 5 Nguyên nhân gây bệnh

4.2.4. Thái độ phòng chống bệnh SXH

Qua bảng 3.20 cho thấy thái độ yêu thích biện pháp phòng chống SXHD với dùng hóa chất 23,7%, kiểm soát muỗi lăng quăng 55,2%, và 21,1% không ý

kiến. Kết quả cho thấy vẫn còn một số đối tượng điều tra, phỏng vấn thích biện pháp dùng hóa chất để phòng chống SXH. Phun hóa chất chưa phải là giải pháp tối ưu và chỉ sử dụng khi dịch SXH bùng nổ và phải kết hợp với các biện pháp diệt lăng quăng mới có thể khống chế và dập tắt dịch hơn nữa. Đánh giá gần đây hoạt động phun xịt diệt muỗi trưởng thành Aedes aegypti cho thấy rằng hoạt động phun xịt không hiệu quả trong việc ngăn chặn lây truyền dịch. Vào năm 2008, số lượng hóa chất đã được sử dụng cao gấp 1,4 lần năm 2007 và gấp 4,6 lần năm 2006 [9], [10]. Tuy nhiên số ca SXH vẫn gia tăng, điều này phản ảnh hiệu quả hạn chế của chương trình. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở các nước khác chỉ ra hình thức can thiệp bằng phun thuốc diệt muỗi kém hiệu quả hơn giáo dục thay đổi hành vi [91]. Lý do không loại trừ một yếu tố tăng nguy cơ xảy ra dịch SXH là sự thay đổi khí hậu toàn cầu và tính kháng thuốc của vi rút gây bệnh nếu việc phun thuốc diệt muỗi không tính toán, vi rút sẽ quen thuốc, năm sau phun thuốc sẽ không còn tác dụng có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng. Theo nghiên cứu tại Tiền Giang, Bạch Thị Chính, Lê Công Minh (2010) thực hành phòng chống SXH phun thuốc diệt muỗi trước can thiệp 40,5% xuống còn 20,5% sau can thiệp[10]. Vì vậy, biện pháp PCSXH bằng cách kiểm soát muỗi và lăng quăng là thái độ đúng đắn nhất.

Khi được thăm dò thái độ yêu thích biện pháp phòng chống SXH của người dân, nghiên cứu đã thu được kết quả, tuy đa số đối tượng chọn biện pháp kiểm soát muỗi và bộ gậy, nhưng tỷ lệ đối tượng chọn biện pháp dùng hóa chất để phun xịt là tương đối cao và 12,8% không biết chọn biện pháp nào cả. Đây chính là hậu quả của cách tiếp cận từ trên xuống mà trong những thập niên qua chúng ta từng áp dụng, nó làm cho người dân ỷ lại vào tác dụng nhanh của hóa chất, trong khi cách tiếp cận này quá lỗi thời, không còn giá trị phòng chống dịch bệnh SXH như chúng ta mong đợi.

Khi được trao đổi về trách nhiệm kiểm soát muỗi, lăng quăng chỉ có gần một nửa số đối tượng tham gia nghiên cứu cho rằng thuộc trách nhiệm của người dân, họ phải tự làm lấy (bảng 3.20). Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh rằng biện pháp dùng hóa chất rất độc hại mà hiệu quả quá thấp, ảnh hưởng do độc tính của hóa chất đối với con người còn nhiều hơn so với muỗi. Không những thế giải pháp này gieo cho người dân ý nghĩ chủ quan chờ đợi, thậm chí đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải diệt muỗi trong nhà của họ, diệt những con muỗi mà được tạo ra do lỗi của chính họ đã không quản lý tốt những vật chứa nước, người dân cộng đồng nói chung và dân huyện Trần Văn Thời nói riêng cũng không phải là ngoại lệ, họ vẫn đang trông chờ nhà nước, không xác định đây chính là trách nhiệm của chính mình.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có hơn 44,2% đối tượng người dân có thái độ đúng (hình 3.20), số còn lại vẫn dửng dưng, trông chờ vào nhà nước, trông chờ vào tác dụng của hóa chất, trong khi hiện nay, những chương trình kiểm soát muỗi hiệu quả có cách tiếp cận từ dưới lên, trong đó sự tham gia của người dân trong cộng đồng giữ vai trò quan trọng và quyết định.

Chính do ý nghĩ trông chờ, ỷ lại của người dân vào nhà nước, quen với biện pháp sử dụng hóa chất nên biện pháp kiểm soát lăng quăng, biện pháp làm giảm mật độ muỗi, mật độ lăng quăng đang được người dân xem rất nhẹ, không phải là nhiệm vụ của họ cần phải làm. Cần quan tâm nhiều hơn trong công tác giáo dục, thay đổi nhận thức, cách tiếp cận từ dưới lên trước mắt là trong các cán bộ, chính quyền, đoàn thể đến sâu rộng trong nhân dân.

Kết quả về thái độ của người dân huyện Trần Văn Thời có tỷ lệ không thấp nhiều so với kết quả Trần Văn Hai (57%) [19] và Lê Thành Tài, Nguyễn Kim Yến (56,5%) [54].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết dengue tại huyện trần văn thời tỉnh cà mau năm 2009 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)