Phương pháp sơ đồ, biểu đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dòng tiền tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam công ty cổ phần​ (Trang 60)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.3. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ

Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích. Nhà phân tích có thể sử dụng nhiều dạng biểu đồ như biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột, biểu đồ vùng; sơ đồ cây, sơ đồ xương cá… Việc lựa chọn biểu mẫu, sơ đồ sẽ tuỳ vào mục đích cụ thể cũng như đặc điểm của số liệu, chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp biểu đồ: Trong luận văn, tác giả sử dụng biểu đồ cột ghép kết hợp với phương pháp so sánh để thấy rõ hơn cơ cấu dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thông tin khái quát

- Tên giao dịch: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102276173 - Vốn điều lệ: 23.418.716.000.000 VNĐ.

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 23.418.716.000.000 VNĐ.

- Địa chỉ: Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Website: www.pvpower.vn - Mã cổ phiếu: POW

Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiền thân là Công ty TNHH MTV do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ, được thành lập theo quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/05/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Tổng công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần từ ngày 01/07/2018 (theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102276173 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi ngày 01/07/2018.

Tính đến hết năm 2011 , PV Power đã hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy điện Cà Mau 1&2 (công suất 1.500MW) , Nhà máy điện

Nhơn Trạch 1 (công suất 450MW). Năm 2012, PV Power đã chiếm hơn 14% toàn hệ thống điện quốc gia , đồng thời sản lượng điện thương phẩm chiếm khoảng 15% tổng sản lượng cả nước. Năm 2016, Nhà máy điện Vũng Áng với công suất 1200MW là nhà máy nhiệt điện than lớn nhất cả nước được đưa vào vận hành thương mại, đồng thời đóng góp lớn vào sản lượng điện của Tổng công ty.

Hiện nay cơ cấu của PV Power như sau:

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty Nhập khẩu và phân phối than Điện lực Dầu khí

- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch

- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau

- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch

- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Ban chuẩn bị đầu tư các dự án điện khí

Các công ty con:

- Công ty CP Thủy điện Bắc Kạn (BKN) - Công ty CP thủy điện Đăcđring (DHC) - Công ty CP thủy điện Hủa Na (HHC)

- Công ty CP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2. - Công ty CP Máy- thiết bị dầu khí ( PV Machino)

- Công ty CP dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam(PVPS)

Các công ty liên kết:

- Công ty CP thủy điện Sông Vàng. - Công ty CP năng lượng Sông Hồng.

3.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh

Chức năng, nhiệm vụ chính của PV Power là: Tham gia xây dựng và phát triển nguồn điện, sản xuất kinh doanh điện năng. Cụ thể là:

- Phát triển công nghiệp điện lực là chiến lược được đặt lên hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động của PV Power.

- Xúc tiến, đầu tư các dự án nhà máy điện lớn trọng điểm trong và ngoài nước.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng Công ty.

- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật điện và các dịch vụ kỹ thuật khác cho các nhà máy công nghiệp, nhà máy điện trong và ngoài nước.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, quản lý dự án các nhà máy điện. - Chế tạo, kinh doanh thiết bị điện.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Nguồn : pvpower.vn

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PV Power

3.1.4. Trình độ nguồn nhân lực

Tại thời điểm 31/12/2018, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP đã có 1.148 cán bộ công nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên phát triển song song với quy mô mở rộng của Tổng Công ty, 67% cán bộ nhân viên của PV POWER có trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực chuyên ngành điện và các ngành kỹ thuật khác. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV POWER dù còn trẻ nhưng đã sớm làm chủ về công nghệ, vận hành thông suốt các nhà máy điện.

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Theo trình độ lao động 1.206

 Đại học và trên đại học 871 72,22%

 Cao đẳng 117 9,70%

 Trung cấp 01 0,08%

 Công nhân kỹ thuật và Lao

động phổ thông 217 17,99%

Theo hợp đồng lao động 1.206

 Diện không phải ký hợp đồng

lao động (VCQL) 16 1,34%  Hợp đồng không xác định thời hạn 1.004 84,16%  Hợp đồng có thời hạn từ đủ 1 năm đến 3 năm 172 14,42%  Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm 1 0,08% Theo giới tính 1.181  Nam 971 80,51%  Nữ 235 19,49% Lao động nghỉ việc 0 0%

Nguồn:Báo cáo thường niên PV Power

Hình 3.2. Cơ cấu lao động của PV Power

3.2. Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần

3.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính đặc biệt là bộ phận quản lý dòng tiền của Tổng công ty tiền của Tổng công ty

Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán trong mỗi công ty là rất quan trọng. Nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan. Tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.

Một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt bộ phận thu xếp vốn, quản trị dòng tiền sẽ đánh giá nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, tìm kiếm các nguồn tài trợ cạnh tranh, cơ cấu các khoản huy động vốn giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo được khả năng thanh toán. Dòng tiền từ các hoạt động đều ở mức tốt. Rút ngắn thời gian phải thu và kéo dài được thời gian phải trả, nâng cao hiệu quả các tỷ số hoạt động của công ty.

Tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, Ban TCKT&KT bao gồm 04 bộ phận, cụ thể:

- 01 Kế toán trưởng – Trưởng Ban TCKT&KT

- 01 Phó Ban phụ trách bộ phận tổng hợp và bộ phận thu xếp vốn, dòng tiền

- 01 Phó Ban phụ trách bộ phận quản lý đơn vị, các nhà máy điện khí - 01 Phó Ban phụ trách bộ phận quản lý đơn vị, nhà máy điện than

- 01 Phó Ban phụ trách chi tiêu nội bộ

Tại bộ phận thu xếp vốn, dòng tiền có 04 người cụ thể - 02 kế toán ngân hàng mảng tiền gửi

- 02 kế toán phụ trách thu xếp vốn, quản trị dòng tiền

3.2.2. Các văn bản pháp lý, chính sách được sử dụng trong công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty lý dòng tiền tại Tổng công ty

Các chính sách tài chính được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá dòng tiền từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính và tuân thủ các quy chế và quản lý tài chính đã liệt kê ở trên.

Trong trường hợp dòng tiền từ các hoạt động đều dương dẫn đến dòng tiền thuần của PV Power dương thì các nhà lãnh đạo phụ trách về tài chính cùng với bộ phận quản lý dòng tiền phải xây dựng các chính sách đầu tư ngắn hạn để sinh lời, như các hoạt động: đầu tư tiền gửi có kỳ hạn dưới 03 tháng, thực hiện thanh toán trước cho đối tác để hưởng chiết khấu thanh toán... Ngoài ra các dự án đầu tư dài hạn có hiệu quả cao, xét xét dòng giải vốn chủ phù hợp với tình hình dòng tiền của TCT. Thực hiện đầu tư tài chính các khoản tiền nhàn rỗi, cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận. Thực hiện sử dụng các công cụ tài chính như: bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ… để làm giảm số ngày phải thu tăng khả năng tạo tiền của doanh nghiệp

Trong trường hợp dòng tiền thuần của doanh nghiệp âm bắt buộc phải thu xếp một nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp cho dòng tiền thiếu hụt trong tạm thời. Trong nhiều trường hợp phải thực hiện dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy phải phân tích các nguồn vốn có thể huy động từ các công cụ nợ như: vay vốn thông thường tại các ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc huy động tăng vốn chủ: phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ…. đối với mỗi công cụ phải phân tích ưu nhược điểm, để có quyết định lựa chọn huy động vốn từ nguồn nào. Song song với việc huy động vốn từ các

nguồn công ty thắt chặt chi tiêu, quản trị chi phí để giảm thiểu dòng tiền ra của doanh nghiệp

3.2.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dòng tiền của Tổng công ty công ty

Hàng năm Tổng công ty xây dựng kế hoạch SXKD trên cơ sở kết quả rà soát, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, năng lực, điều kiện thực tế của Năm Báo cáo và những năm trước đó, các dự báo của Năm Kế hoạch, các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN, TCT và Đơn vị.

KH SXKD của Năm Kế hoạch phải tính đến KH của năm liền kề sau Năm Kế hoạch, đặc biệt là KH mua sắm các VTTB phục vụ công tác BDSC có thời gian giao hàng lâu, để đảm bảo triển khai công tác mua sắm phục vụ BDSC đúng tiến độ

KH SXKD phải được xây dựng trên tinh thần tiết kiệm, tiết giảm tối đa các chi phí, đảm bảo tính khả thi hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đặt mục tiêu hiệu quả SXKD của TCT/ Đơn vị lên hàng đầu.

KH SXKD của toàn TCT sẽ được Người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại TCT trình Tập đoàn chấp thuận/ thông qua để làm cơ sở tạm giao KH SXKD hàng năm cho Đơn vị, đồng thời là cơ sở để Người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại TCT biểu quyết thông qua KH SXKD hàng năm tại ĐHĐCĐ. Các chỉ tiêu chính trong KH SXKD hàng năm được ĐHĐCĐ thông qua sẽ là cơ sở giao chính thức KH SXKD hàng năm cho các Đơn vị

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm xây dựng kế hoạch dòng tiền, kế hoạch dòng tiền được xác định theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp để dành cho việc dự báo dòng tiền trong ngắn hạn (theo tháng và theo năm) sử dụng trực tiếp dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra dựa trên kế hoạch về sản lượng, doanh thu, chi phí bằng

tiền …. Kế hoạch dòng tiền trong bảng kế hoạch dài hạn và chiến lược (kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm…) sẽ được thực hiện dựa trên số liệu bình quân về số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho, kế hoạch trả nợ, kế hoạch đầu tư để dự phóng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty như sau:

Tiến trình Trách nhiệm Thời gian thực hiện

Bước 1   Các đơn vị Ban KTKH

 Trong vòng 7 - 10 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu của TCT Bước 2  Ban KTKH  Các Ban TCT  Các đơn vị.  Trong vòng 10 - 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các đơn vị Bước 3  Ban KTKH  Các Ban TCT  Các đơn vị  Trong vòng 01 ngày kể từ ngày có yêu cầu của HĐQT

Bước 4  HĐQT  HĐQT thực hiện Bước 5   HĐQT/ TGĐ Ban KTKH  Trong vòng 02 ngày kể từ ngày có Quyết định chấp thuận của HĐQT Bước 6   HĐQT TGĐ/ Ban KTKH  Hoàn thành trước 10 ngày tổ chức ĐHĐCĐ Bước 7  ĐHĐCĐ  ĐHĐCĐ thực hiện Bước 8  TGĐ  Ban KTKH  Trong vòng 03 ngày kể từ có Nghị Quyết của ĐHĐCĐ chấp thuận

Nguồn:Quy chế xây dựng kế hoạch PV Power

Hình 3.3: Sơ đồ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Giải trình, làm rõ, hoàn thiện KH TCT và từng đơn vị theoyêu cầu

của PVN

Xem xét, tổng hợp KH TCT, báo cáo Ban TGĐ, HĐQT

Xây dựng KH năm trìnhTCT

Chấp thuận

Tạm giao KH cho các đơn vị

Trình ĐHĐCĐ thông qua các chỉ tiêu chính của KH năm

Chấp thuận

Giao KH năm chính thức cho các đơn vị

Bước 1: TCT yêu cầu các đơn vị xây dựng KH cho Năm Kế hoạch

Bước 2: Ban KTKH tiếp nhận KH của các đơn vị; phối hợp cùng các Ban chức năng xem xét, đánh giá, từ đó xây dựng KH toàn TCT trình HĐQT TCT xem xét.

Bước 3: Ban KTKH chủ trì, phối hợp cùng các Ban giải trình, làm rõ, hoàn chỉnh KH TCT và KH từng đơn vị trên cơ sở ý kiến của HĐQT.

Lưu ý: Việc báo cáo, giải trình KH TCT trước Tập đoàn để làm cơ sở cho HĐQT thông qua KH hàng năm sẽ thuộc trách nhiệm của NĐDPV của Tập đoàn tại PV Power và không nằm trong quy trình này.

Bước 4: HĐQT tạm thông qua KH SXKD của toàn TCT.

Bước 5: Ban KTKH chủ trì trình HĐQT/ TGĐ tạm giao KH SXKD năm cho các Đơn vị/ NĐDPV của PV Power tại Đơn vị.

Bước 6: Ban KTKH chủ trì chuẩn bị để HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua các nội dung, chỉ tiêu chính trong KH SXKD hàng năm của TCT.

Bước 7: ĐHĐCĐ thông qua các nội dung, chỉ tiêu chính của KH SXKD toàn TCT.

Bước 8: Ban KTKH chủ trì trình HĐQT/ TGĐ giao KH SXKD chính thức cho các Đơn vị/ NĐDPV của PV Power tại Đơn vị.

Trên cơ sơ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng kế hoạch dòng tiền ra và dòng tiền vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều yếu tố mang tính hình thức, được lập trên cơ sở số liệu định tính chưa đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố phi tài chính. Ngoài ra tỷ giá trong năm được xây dựng theo tỷ giá kế hoạch do Tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dòng tiền tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam công ty cổ phần​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)