4. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dòng tiền
Mục tiêu của quản lý dòng tiền là đảm bảo cho dòng tiền được vận động nhịp nhàng, đảm bảo sự cân đối và tối đa hóa được giá trị của doanh nghiệp cho chủ sở hữu. Do vậy các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dòng tiền của doanh nghiệp được cụ thể hóa như sau:
* Khả năng thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính
Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý dòng tiền của doanh nghiệp chính là huy động đúng, đủ, đảm bảo khả năng chi trả cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra trôi chảy và có hiệu quả, doanh nghiệp phải cân đối được các nguồn thu, chi tiền một cách kịp thời và đầy đủ.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập một thời gian ngắn, tiềm lực tài chính có hạn, vấn đề huy động nguồn lực tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định nhưng cần đầu tư mở rộng sản xuất thì vấn đề huy động nguồn lực tài chính cũng là vấn đề thiết yếu để thực hiện đầu tư mở rộng. Như vậy, đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời của các nguồn lực tài chính là tiêu chí quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền
Trong quá trình SXKD, tiền sẽ được chi ra mua NVL, sau đó được sản xuất thành sản phẩm đem bán và thu lại tiền. Chu kỳ chuyển đổi tiền chính là khoảng thời gian từ doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư SXKD cho đến khi thu lại được tiền về. Nó sẽ cho ta thấy và dự báo được khi nào có lượng tiền vào quỹ.
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Days of inventory on hand) là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình ( bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất).
Kỳ thu tiền trung bình (Days of sales outstanding) là độ dài thời gian hay khoảng thời gian trung bình cần thiết để công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng, được tính bằng công thức: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Kỳ thu tiền trung bình Thời gian chuyển hoá thành tiền Kỳ trả tiền trung bình = + -
Số dư hàng tồn kho cuối kỳ Kỳ luân chuyển
hàng tồn kho =
Kỳ trả tiền trung bình (Days of Payables Outstanding – DPO) là khoảng thời gian trung bình mà công ty cần để trả cho nhà cung cấp. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán, được tính như sau:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền những khoản phải trả tới hạn của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán sẽ thấy được khả năng mở rộng đầu tư, chi trả các khoản phát sinh, và năng lực nắm bắt các cơ hội kinh doanh bằng dòng ngân lưu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán bao gồm các chỉ số :
Số dư tiền: các khoản vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn phải trả là những khoản phải dùng tiền để thanh toán. Nên khi lấy tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền (chứng khoán khả thi) trừ đi lượng tiền doanh nghiệp phải chi ra để trả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn ta sẽ biết được thời điểm hiện tại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ đến hạn, thì doanh nghiệp đang còn dự trữ lượng tiền là bao nhiêu. Hay nói các khác, công tác quản trị tiền đã hiệu quả chưa.
Số dư tiền = Tiền và các khoản
tương đương tiền -
Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn Doanh thu/ 360 ngày
Các khoản phải trả Kỳ trả tiền
trung bình =
Chỉ số thanh toán cho biết với một đồng nợ phải trả thì doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tiền có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỉ số này nhỏ hơn thì có nghĩa là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng không đủ lượng tiền để chi trả nợ cũng như các hóa đơn cần thanh toán. Doanh nghiệp nên duy trì chỉ số thanh khoản ở mức lớn hơn hoặc bằng 1, nhưng không nên quá lớn vì như thế doanh nghiệp sẽ dữ trữ tiền quá nhiều so với cần thiết và không tận dụng tối đa lượng tiền nhàn rỗi.
Tỷ số khả năng trả lãi, hệ số này cho biết doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi hay không, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay của công ty cho các chủ nợ càng lớn và ngươc lại.
Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dòng tiền
Tỉ số hoạt động so sánh tỉ lệ giữa chi phí sản xuất và chi phí quản lý với doanh thu thuần. Chỉ số này cho biết chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thu về một đồng doanh thu trong hoạt động SXKD. Chi phí sản xuất và chi phí quản lý được chi ra bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền, nên chỉ số này cũng có thể hiểu là để có thể thu về một đồng doanh thu doanh nghiệp đã phải bỏ ra lượng tiền là bao nhiêu. Tỉ số hoạt động cũng cho ta thấy được dòng tiền bỏ ra có nhiều hơn dòng tiền thu về hay không cũng có nghĩa là công tác quản trị tiền đã tốt hay chưa
Chỉ số thanh toán = Tiền đầu kỳ + Dòng tiền từ HĐKD trong kỳ Vay ngắn hạn đầu kỳ + Nợ dài hạn phải trả đầu kỳ
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay =
Tỷ số khả năng
trả lãi Chi phí lãi vay
Chi phí sản xuất + chi phí quản lý Tỉ số hoạt động
Tỷ số chi trả cổ tức (Dividend Payout Ratio) phản ánh doanh nghiệp đã dùng bao nhiêu lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ số này càng cao đồng nghĩa với lợi nhuận công ty giữ lại càng thấp. Mặt khác, chi trả cổ tức thuộc vào mục chi trong dự báo tiền tệ của doanh nghiệp. Chỉ số này cao làm cho tổng lượng tiền chi ra tăng, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt tiền so với mục tiêu. Nhà quản trị phải cân nhắc chi trả cổ tức hoặc tỷ số chi trả là bao nhiêu để không làm ảnh hưởng đến dự báo thu chi tiền, cũng như lượng tiền dự trữ của doanh nghiệp
* Hiệu quả sử dụng
vốn bằng tiền
Sử dụng vốn bằng tiền có hiệu quả là yếu tố quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tiêu chí này sẽ đánh giá khả năng tích tụ và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự hỗ trợ của nguồn lực tài chính tạo điều kiện tăng quy mô sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp chính là kết quả thực hiện sử dụng nguồn lực tài chính.
* Công tác lập kế hoạch dự báo dòng tiền phù hợp thực tế
Một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá công tác quản lý dòng tiền là việc lập kế hoạch quản lý dòng tiền phù hợp với thực tế. Một kế hoạch quản lý dòng tiền tốt giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra, hỗ trợ việc thực hiện các kế hoạch khác, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, có khả năng thích nghi với sự biến động trong kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường không ngừng biến động và
Lượng cổ tức bằng tiền Tỉ số chi trả cổ tức =
một kế hoạch quản lý tài chính không tránh khỏi nguy cơ bị lạc hậu, đặc biệt là trong dài hạn. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao việc thực hiện các kế hoạch để đưa ra những điều chỉnh kịp thời và nếu cần thiết có thể phải xây dựng một kế hoạch mới. Lập kế hoạch quản lý dòng tiền ảnh hưởng đến phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Chấp hành kiểm tra tài chính, dòng tiền theo quy định, công khai, minh bạch
Việc chấp hành kiểm tra dòng tiền theo quy định, công khai, minh bạch rất quan trọng trong quản lý dòng tiền, góp phần bảo đảm cân đối tỷ lệ trong phân phối các nguồn lực tài chính, hiệu quả của việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ bảo toàn vốn và làm tăng thêm các nguồn tài chính của doanh nghiệp. Phạm vi của kiểm tra tài chính bao trùm lên tất cả các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế-tài chính. Việc tổ chức kiểm tra tài chính một cách công khai, có khoa học sẽ giúp cho nhà quản lý nắm chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện kịp thời những tồn tại và nhanh chóng đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp