4. Phương pháp nghiên cứu:
1.3. Các bài học kinh nghiệm thực tiễn
1.3.1. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ phân tích tình hình quản lý dòng tiền của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sài Gòn Co.op (SCID)
Kinh nghiệm: Trong công tác phân tích tài chính của công ty, SCID đã rất chú trọng đến quản lý dòng tiền, do đặc thù ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, công ty liên tục đưa ra các dự án mới với nhiều phân khúc, do vậy nhu cầu về lượng tiền trong hoạt động đầu tư là rất lớn, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định, lượng tiền mặt trên số dư tiền của công ty luôn ở mức cao, các chỉ số tài chính ở mức tốt đảm bảo khả năng toán. Tuy
nhiên công ty vẫn cần xem xét lại cơ cấu vốn, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý, tránh lãng phí, đảm bảo thu hồi vốn của doanh nghiệp. Với sự quan tâm đến công tác quản trị dòng tiền tại Công ty đã có sự quan tâm của các lãnh đạo đến các chính sách thương mại của Công ty để cải thiện dòng tiền
Bài học: Công tác quản lý dòng tiền tại Công ty đã được tạo ra sự cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào, phù hợp với chu kỳ sống của doanh nghiệp tuy nhiên sự gia tăng tiền qua các hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở việc gia tăng các khoản chi phí bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chưa khai thác hết tiềm năng của mạng lưới đối tác rộng lớn, hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Đồng thời việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ các kênh huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu phải được quản lý một cách chặt chẽ, tránh xảy ra hiệu ứng domino đối với dòng tiền của doanh nghiệp.
1.3.2 Kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác quản trị dòng tiền trong Công ty TNHH Chè Biên Cương
Kinh nghiệm:Công tác tổ chức quản lý dòng tiền tại Công ty chưa mang tính khoa học cao, làm giảm hiệu quả sử dụng của các khoản mục trong ngắn hạn.
Hệ thống thông tin quản lý chưa đảm bảo yếu tố cập nhật thường xuyên, chưa đảm bảo tính hệ thống và chính xác. Chưa có bộ phận Tài chính riêng biệt mà công tác tài chính đặc biệt là dòng tiền vẫn do kế toán thực hiện. Để đảm bảo các kế hoạch dòng tiền được dự báo chính xác lại đòi hỏi về mặt chuyên sâu về lĩnh vực tài chính do vậy dẫn đến việc sử dụng không hiểu quả các dòng tiền của Doanh nghiệp. Điều này cũng tương đồng với Tổng công ty, khi bộ phận tài chính vẫn còn gắn với công tác kế toán mà chưa có sự phân tách rõ ràng.
Bài học: Việc chưa nhận thức đúng vị trí vai trò của công tác quản lý dòng tiền do vậy chưa có bộ phận chuyên môn sâu về lĩnh vực này dẫn đến các kế hoạch thực hiện và sử dụng các công cụ tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty. Đồng thời xuất phát từ lý do trên công ty cũng chưa có chiến lược phát triển trong dài hạn đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu, phương pháp so sánh:
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một phần của quá trình nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng cho việc phục vụ quá trình nghiên cứu. Mục đích của tác giả khi sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu nêu ra sau đây là nhằm mang lại các thông tin hữu ích, chuẩn bị cho việc nghiên cứu. Các dữ liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu thường phân bổ ở nhiều nơi, ở nhiều thời điểm nên cần có phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể nhằm xác định và lấy ra được các dữ liệu một cách chọn lọc nhất, cũng như thu được các thông tin một cách đáng tin cậy. Nhiều dữ liệu hết sức phức tạp và có nhiều nguồn cung cấp nên việc áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu là cần thiết để tiết kiệm được thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả khi thu thập thông tin.
Việc thu thập dữ liệu được chia ra làm hai quá trình. Thứ nhất là thu thập dữ liệu thứ cấp và thứ hai là thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, thường là đã công bố. Để phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn có sẵn như sau:
- Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần giai đoạn 2016-2018.
- Các báo cáo quản trị, báo cáo quản lý vốn, báo cáo giá thành, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo tổng kết
- Các giáo trình, tạp chí, báo cáo hoặc các xuất bản khoa học có liên quan trong và ngoài nước.
- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trước.
- Các bài đăng và số liệu trên các website như: pvpower.com.vn, cafef.vn,...
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là các dư liệu được thu thập lần đầu, là những dữ liệu chưa có sẵn mà tác giả phải là người chủ động đi thu thập. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp này được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp cách thức hạch toán các chỉ tiêu kế toán có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Cách xây dựng các chỉ tiêu tài chính kế hoạch hàng năm, cách phương thức để đạt được các chỉ tiêu đó tại văn phòng quản lý và các chi nhánh phụ thuộc. Sau khi quan sát, có thể phỏng vấn để biết thêm chi tiết về cách thức thực hiện các công việc. Phương pháp quan sát cho ra kết quả khách quan. Tuy nhiên phải thực hiện quan sát nhiều lần để tìm ra quy luật.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp phỏng vấn (Interview Method) là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tượng được chọn. Đây là phương pháp duy nhất để biết được ý kiến dự định của đối tượng phỏng vấn, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thuộc Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán văn phòng Tổng công ty và các chi nhánh phụ thuộc, chủ yếu là các lãnh đạo và các chuyên viên tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp. Người thực hiện phỏng vấn là tác giả của luận văn. Việc phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp. Cụ thể, cách thức phỏng vấn đó là:
Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp lần lượt 32 cán bộ, nhân viên làm tại Ban Tài chính kế toán & Kiểm toán PV Power. Các cán bộ, nhân viên quản lý thu xếp vốn, dòng tiền đều được thông báo và có sự chuẩn bị trước. Người thực hiện phỏng vấn là tác giả của luận văn. Thời gian phỏng vấn có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tiếp vừa là câu hỏi đóng vừa là câu hỏi mở, hoặc ở dạng bán cấu trúc. Cụ thể người được phỏng vấn sẽ cho biết tình hình doanh thu trong quá khứ và hiện tại trong 03 năm gần nhất, nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, các thuận lợi, khó khăn trong việc duy trì và nâng cao doanh thu, lợi nhuận, các kênh huy động vốn của doanh nghiệp, đề xuất của từng cá nhân nhằm giải quyết các khó khăn trên. Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên tác giả đã chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi khảo sát nhưng do tính chất phức tạp của cuộc phỏng vấn, nhiều vấn đề cần phải đề cập cùng với thời gian của người được phỏng vấn có hạn nên tác giả chủ yếu thu thập thông tin qua việc hỏi đáp trực tiếp với người được phỏng vấn theo bảng câu hỏi khảo sát và trực tiếp ghi vào bảng câu hỏi khảo sát chứ không yêu cầu người được phỏng vấn điền vào bảng này.
Nội dung phỏng vấn chủ yếu nhằm thu thập thông tin để đánh giá công tác quản lý dòng tiền mục 3.3 và định hướng giải pháp ở mục 4.2 của luận văn.
Toàn bộ dữ liệu thu thập được hình thành tập dữ liệu được tác giả sử dụng cho nghiên cứu luận văn.
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đây là công cụ đầu tiên được tác giả sử dụng để xử lý số liệu ban đầu có được sau quá trình thu thập dữ liệu.
Thống kê mô tả được sử dụng như một cách thức để tổng hợp số liệu và mô tả đặc trưng cơ bản của các biến. Bên cạnh đó, thống kê mô tả được sử dụng để phát hiện các đặc trưng và quan hệ tiềm ẩn trong tổng thể để hiểu được hiện tượng và ra quyết định đúng đắn. Một số kỹ thuật hay sử dụng để mô tả dữ liệu đó là: biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng kết và mô tả dữ liệu đã thu thập được. Cụ thể, tác giả sử dụng để mô tả và phân tích số liệu tổng quan tình hình tài sản, nguồn vốn, dòng tiền từ các hoạt động của đơn vị.
Tác giả sử dụng kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt để thống kê mô tả tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Dựa trên ý nghĩa của các chỉ tiêu, kết hợp với phương pháp phân tích tỷ trọng để làm rõ đơn vị huy động vốn từ nguồn nào? Sử dụng nguồn tiền cho hoạt động gì? Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện kế hoạch dòng tiền của đơn vị.
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 1.
2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng
nghiên cứu từ đó giúp cho các đối tượng sử dụng số liệu có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn.
Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được thì phải đảm bảo thống nhất về mặt nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Trong các số liệu thu thập việc tập hợp từng số liệu đơn lẻ không nói lên ý nghĩa trong việc phân tích các chỉ tiêu do vậy, đây là phương pháp mà tác giả dùng để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu được dùng để phân tích. Các số liệu mà tác giả dùng để so sánh là: Số liệu về số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày hàng tồn kho, khả năng thanh toán, doanh thu, chi phí... qua 3 năm từ 2016 đến 2018, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp. Ngoài ra khi so sánh các chỉ tiêu giữa các đơn vị cùng ngành, ngoài các chỉ tiêu về mặt số liệu còn so sánh các lợi thế về chính sách, kinh nghiệm, bộ máy lãnh đạo, các doanh nghiệp cùng ngành cũng là đối thủ cạnh tranh do vậy việc so sánh sẽ tìm ra điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp để có những hướng đi hay biện pháp phù hợp.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ chủ yếu sử dụng hai loại so sánh:
- So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở, kết quả so sánh biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của các chỉ tiêu trong doanh nghiệp.
Biến động trong kỳ = Giá trị kỳ phân tích – Giá trị kỳ gốc
- So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng, xu hướng của các chỉ tiêu.
Biến động trong kỳ
Giá trị kỳ gốc
2.2.3. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ
Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích. Nhà phân tích có thể sử dụng nhiều dạng biểu đồ như biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột, biểu đồ vùng; sơ đồ cây, sơ đồ xương cá… Việc lựa chọn biểu mẫu, sơ đồ sẽ tuỳ vào mục đích cụ thể cũng như đặc điểm của số liệu, chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp biểu đồ: Trong luận văn, tác giả sử dụng biểu đồ cột ghép kết hợp với phương pháp so sánh để thấy rõ hơn cơ cấu dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thông tin khái quát
- Tên giao dịch: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102276173 - Vốn điều lệ: 23.418.716.000.000 VNĐ.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 23.418.716.000.000 VNĐ.
- Địa chỉ: Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Website: www.pvpower.vn - Mã cổ phiếu: POW
Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiền thân là Công ty TNHH MTV do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ, được thành lập theo quyết định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/05/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).
Tổng công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần từ ngày 01/07/2018 (theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102276173 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi ngày 01/07/2018.
Tính đến hết năm 2011 , PV Power đã hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy điện Cà Mau 1&2 (công suất 1.500MW) , Nhà máy điện
Nhơn Trạch 1 (công suất 450MW). Năm 2012, PV Power đã chiếm hơn 14% toàn hệ thống điện quốc gia , đồng thời sản lượng điện thương phẩm chiếm khoảng 15% tổng sản lượng cả nước. Năm 2016, Nhà máy điện Vũng Áng với công suất 1200MW là nhà máy nhiệt điện than lớn nhất cả nước được đưa vào vận hành thương mại, đồng thời đóng góp lớn vào sản lượng điện của Tổng công ty.
Hiện nay cơ cấu của PV Power như sau:
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần - Công ty Nhập khẩu và phân phối than Điện lực Dầu khí