Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầutư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 71 - 102)

-Tăng cường khuyến khích và tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư và nhân dân để bỏ vốn cùng với nhà nước (xã hội hóa) xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục và giao thông nông thôn (đường bê tông liên thôn, bê tông đường nội đồng), nâng cấp cải tạo các tuyến đường liên huyện và các nút giao thông quan trọng tạo thuận lợi thu hút đầu tư để phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình bằng hình thức phát hành trái phiếu để có nguồn đầu tư, đây là nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án mà nhà đầu tư thực hiện được bằng các hình thực BOT, BT, BOO…

* Mục tiêu sử dụng:

- Các danh mục đầu tư 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 (trung hạn) đã được xây dựng kế hoạch, tập trung các lĩnh vực chính như xây dựng các công trình trụ sở giáo dục, y tế và công trình giao thông. Căn cứ vào thực tế và khả năng đáp ứng tiến độ hoàn thành công trình để bố trí vốn cho phù hợp trên nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những công trình có nhu cầu và khả năng hoàn thành sớm, đầu tư dứt điểm, tránh nợ đọng XDCT.

- Cần ưu tiên triển khai sớm một số dự án công trình để đưa vào sử dụng như: Xây dựng khu xử lý nước thải sinh hoạt tập chung, khu xử lý chất thải rắn, đầu tư xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bắc Giang…

- Trong lĩnh vực giao thông: Tập chung xây dựng mở rộng một số tuyến đường quốc lộ: Quốc lộ 17, QL 31; một số tuyến đường liên huyện như đường tỉnh 298; đường tỉnh 295B…

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng công trình xây dựng công trình

Kế hoạch đầu tư là một bước rất quan trọng trong đầu tư xây dựng và là cơ sở để thực hiện đầu tư. Kế hoạch đầu tư dựa trên chương trình và dự án được duyệt phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH đồng thời phản chiếu các nguồn vốn đầu tư xây dựng trên

toàn xã hội. Kế hoạch đầu tư bao gồm: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án; kế hoạch thực hiện dự án.

4.2.1.1. Về nâng cao chất lượng quy hoạch

Để quy hoạch của tỉnh Bắc Giang thực sự là sự sắp xếp, bố trí hợp lý các yếu tố của lực lượng sản xuất, các nguồn lực và tiềm năng của tỉnh phù hợp với tiềm năng của đất nước, của một vùng từ đó có thể tổ chức tốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phân công và phân công lại lao động xã hội hợp lý, có hiệu quả, nhờ đó mà chống TTLP một cách bền vững, quy hoạch tỉnh Bắc Giang cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Quy hoạch tổng thể cần quy định rõ chức năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Nội dung quy hoạch tổng thể cần thể hiện rõ sự sắp xếp, phân bổ các ngành kinh tế, xã hội, các điểm dân cư, khu hành chính, thương mại, y tế, giáo dục... trên địa bàn. Quy hoạch tổng thể phải bao quát được quy hoạch tổng hợp phát triển tất cả các ngành trên địa bàn tỉnh phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, dân số và lao động, phong tục, tập quán, ngành nghề truyền thống địa phương. Khi triển khai làm dự án quy hoạch tổng thể phải có sự phối hợp giữa các ngành kinh tế xã hội liên quan với cấp quản lý đơn vị, lãnh thổ để đảm bảo tính thống nhất, cân đối lợi ích trước mắt và lâu dài.

- Quy hoạch phát triển ngành phải là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố theo ngành hợp lý nhằm tổ chức, quản lý được sự phát triển ngành phù họp với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, đặc điểm dân số và lao động...của tỉnh thể hiện trên các vùng để tổ chức và xây dựng phương án phát triển ngành. Khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành, cơ quan chủ quản ngành phải khảo sát, điều tra, thăm dò các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán của dân cư... trên các vùng của tỉnh, thành phố để phân tích, đánh giá khả năng phát triển của ngành, đồng thời bàn bạc và phối hợp với UBND tỉnh, thành phố để đảm bảo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành đó. Như vậy, quy hoạch phát triển ngành phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất giữa ngành và các đơn vị lãnh thổ có liên quan, phải tạo điều kiện để sắp xếp, bố trí các yếu tố của lực lượng sản xuất phù hợp với phát triển lãnh thổ.

- Quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn phải là sự sắp xếp bố trí các cụm dân cư tập trung trên từng khu vực lãnh thổ, phù hợp với chức năng hoạt động kinh tế - xã hội - chính trị của vùng, của khu vực lãnh thổ đó. Quy hoạch đô thị phải gắn với quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành để xác định quy mô các đặc điểm dân cư, khu vực hành chính, trung tâm thương mại, chính trị...qua đó khẳng định vị trí, chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một vùng, một tỉnh, một khu vực. Quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn phải gắn với đặc thù của từng vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng quy hoạch đô thị là xây dựng các trung tâm dân cư, thương mại chung chung.

- Quy hoạch xây dựng phải đảm bảo bố trí mặt bằng cụ thể để thi công xây dựng một công trình cụ thể, một dự án cụ thể khi dự án đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được cấp đất xây dựng. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các nội dung của quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn. Quy hoạch xây dựng càng cụ thể, càng chi tiết, mặt bằng xây dựng càng bảo đảm chặt chẽ thì việc triển khai thực hiện dự án càng thuận lợi.

UBND tỉnh cần ưu tiên cho công tác quy hoạch, làm cho quy hoạch thực sự đi trước một bước. Trước mắt tỉnh cần phải khẩn trương xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030 và có tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, mục tiêu chiến lược, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, nên tiến hành lập, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ tình trạng khép kín, cục bộ. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với việc triển khai thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch.

4.2.1.2. Về nâng cao tính đúng đắn chủ trương đầu tư

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả cao là tỉnh Bắc Giang chưa có chiến lược đầu tư dài hạn và việc xác định chủ trương đầu tư các công trình trong dài hạn và trung hạn còn nhiều bất cập.

- Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn có tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 và hoàn thiện xác định chủ trương đầu tư trung hạn là những giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách.

- Tiến hành tổng kết trong toàn ngành về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đầu tư ở từng giai đoạn. Qua đó cần rút ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót về chủ trương đầu tư, để có giải pháp điều chỉnh phù hợp và bài học kinh nghiệm. Xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình của từng ngành trong trung hạn (từ 3 - 5 năm), trong đó thể hiện danh mục vốn đầu tư xây dựng công trình cho dự án đầu tư , dự kiến địa điểm và thời gian đầu tư làm cơ sở cho việc lập, phê duyệt dự án dự án và lập kế hoạch huy động phân bổ vốn đầu tư.

- Đối với dự án cho lập mới: Chủ đầu tư chỉ được trình xin chủ trương đầu tư và lập dự án đầu tư đối với các dự án có ảnh hưởng lớn về kinh tế chính trị, an ninh quốc gia hoặc thực sự cấp bách và các dự án xin nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế. UBND tỉnh Bắc Giang sẽ xem xét kỹ các chủ trương cho phép lập dự án để tập trung vốn đầu tư giải quyết tồn tại nợ đọng và thực hiện các dự án cấp bách đã được phê duyệt.

- Chủ đầu tư phải giải trình đối với chủ trương cho phép lập lại, điều chỉnh bổ sung, phê duyệt lại dự án. (theo quý phải nộp báo cáo đánh giá giám sát cùng với hồ sơ dự án đầu tư vế Sở Kế hoạch và Đầu tư). Chủ đầu tư phải đưa điều khoản sử phạt giá trị hợp đồng nếu xẩy ra do đơn vị tư vấn làm sai phải điều chỉnh dự án, Chủ đầu tư phải báo cáo Sở Xây dựng những đơn vị tư vấn lập dự án có chất lượng thấp để có biện pháp không cho phép các đơn vị tư vấn này thực hiện công tác tư vấn lập dự án vốn ngân sách cho các dự án khác UBND tỉnh Bắc Giang quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh do không kiểm tra để xảy ra các các sai sót đó.

Nếu việc điều chỉnh, bổ sung do sai sót của các cơ quan quản lý, thủ trưởng cơ quan và các cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm.

4.2.1.3. Về bố trí kế hoạch vốn đầu tư.

- Rà soát các công trình để cân đối nguồn vốn, đầu tư dứt điểm. Có thể ngừng triển khai nếu thấy chưa cấp bách một số công trình đã bố trí vôn đầu tư để tập trung cho các dự án trọng điểm. Các dự án công trình không lằm trong quy hoạch, chưa rõ mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, mặt bằng không giải phóng được thì không đầu tư xây dựng.

- Bố trí kế hoạch đầu tư các năm sau ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng cao, vùng núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Các cấp lãnh đạo nên thống nhất các chủ trương, thống nhất giải thích thuyết phục, mục tiêu đầu tư, ngành không được bố trí dự án thông suốt trong việc thực hiện khắc phục hiện tượng nể nang, chia vốn.

- Kế hoạch hoá đầu tư phải quan tâm đầu tư chiều sâu kết hợp mở rộng đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh tế một cách bền vững. Phải khắc phục tình trạng thiếu thủ tục khi đã bố trí kế hoạch đầu tư.

- Nghiên cứu thẩm định hiệu quả đầu tư và đề nghị cấp người quyết định đầu tư chỉ phê duyệt và nguồn vốn đảm bảo, chỉ ghi vốn và kế hoạch thực hiện đầu tư dự án đối với dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án và phê duyệt đầu tư xây dựng công trình cho dự án đầu tư

Công tác lập dự án, thẩm định dự án đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, là khâu quan trọng và quyết định lên sự thành công hay thất bại của quá trình đầu tư xây dựng công trình. Những đặc điểm hoạt động đầu tư có thể phải chịu rủi ro và mạo hiểm cao nên giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần khảo sát tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, chính xác, trên các phương diện để đảm bảo an toàn và hiệu quả quản lý vôn vốn đầu tư xây dựng công trình. Đây là vấn đề quan trọng nhất.

4.2.2.1. Về việc lập dự án

Chủ đầu tư phải chủ động và nâng cao trách nhiệm đểvlựa chọn nhà thầu khảo sát, lập dự án, thiết kế kỹ thuật thi công- dự toán công trình, thực hiện lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra giám sát khảo sat, đôn

đốc nhắc nhở đơn vị tư vấn thường xuyên để hồ sơ dự án đạt chất lương.Tôn trọng các đơn vị tư vấn và không được can thiệp chuyên môn nghiệp vụ để ảnh hưởng đên dự án, tuyệt đối không bắt ép và nghiêm cấm các đơn vị tư vấn làm không có cơ sở khoa học theo ý chủ quan của chủ đầu tư.

- Về nội dung và phương pháp xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc lập dự án cần tính toán một cách cụ thể, đầy đủ và kỹ lưỡng hơn. Hạn chế việc phát sinh, bổ sung điều chỉnh dự án đến mức thấp nhất.

Tổng mức đầu tư là giới hạn vốn đầu tư phí tối đa mà người có thầm quyền quyết định đầu tư cho phép nên trong quá trình tính chỉ tiêu này phải rất cụ thể, vốn đầu tư tiết các loại vốn đầu tư phí, phải dự phòng lường yếu tố lạm phát và vốn đầu tư phí phát sinh … phấn đấu không phải xin điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Tư vấn phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của công tác tư vấn lập dự án. Thực hiện khoa học, đúng đắn các công việc tư vấn khảo sát, thu thập số liệu thông tin lập dự án. Đơn vị tư vấn lập dự án chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm tư vấn, về tài liệu khảo sát và sự chính xác của số liệu tính toán. Những nội dung chủ đầu tư trái với chuyên môn nghiệp vụ thì đơn vị tư vấn phải bảo vệ trên cơ sở các luận chứng khoa học và các quy định của quản lý đầu tư và xây dựng, nếu chủ đầu tư không nghe thì lập báo cáo riêng gửi các cơ quan chuyên môn thẩm định nội dung tư vấn đó và tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về các nội dung sai sót do ý kiến sai của chủ đầu tư.

4.2.2.2. Về công tác thẩm định đầu tư xây dựng công trình cho dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và phê duyệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án đầu tư

Thời gian qua việc thẩm định cho thấy chất lượng hồ sơ dự án còn nhiều hạn chế. Một phần do phương pháp tổ chức, trình độ , năng lực, kinh nghiệm, thực hiện của cán bộ trực tiếp làm còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định cần quan tâm đến một số chỉ tiêu như sau:

+ Về tài chính: Cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn tự có, nguồn vốn bảo đảm thực hiện dự án. Đây là vấn đề quan trọng mang tính khả thi của dự án.

+ Về công nghệ, kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án; tác động môi trường đều là vấn đề quan trọng chưa lường trước được của chủ đầu tư.

+ Về hiệu quả đầu tư cần kiểm tra: Mức độ việc làm; giá trị gia tăng; tỷ lệ đóng góp cho NSNN.

+ Về phương pháp và thời gian thẩm định: Tuỳ theo loại dự án mà cơ quan chủ trì thẩm định phân công cán bộ có hiểu biết trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Các chuyên viên chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan Nhà nước. Một số dự án lớn, phức tạp cần phải tổ chức chương trình hội thảo mời các nhà khoa học tham gia. Ngoài ra nếu cần tham khảo ý kiến bộ, ngành, cơ quan chủ trì thẩm định phải gửi văn bản yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 71 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)