Trong những năm qua UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra, rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy tình hình
TTLP trên địa bàn tỉnh diễn ra còn nhiều sai phạm. Cụ thể số liệu, theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của Thanh tra tỉnh 5 năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 cụ thể như bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tổng hợp một số kết quả thanh tra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014- 2018
Kỳ báo cáo
Số cuộc thanh tra
Số đơn vị được thanh tra Số đơn vị có vi phạm Tổng vi phạm Kiến nghị thu hồi Kiến nghị xử lý Tổng số Hình thức Tiền (hoặc tài sản quy thành tiền) Tiền (Tr.đ) Hành chính Theo Kế hoạch Đột xuất Tổ chức Cá nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Năm 2014 29 27 02 228 103 17 880 5 317 21 89 Năm 2015 40 33 07 106 54 15 045 2 264 19 40 Năm 2016 22 21 01 22 19 10 023 4 078 01 43 Năm 2017 35 30 05 154 75 16 758 5 768 05 57 Năm 2018 38 34 04 162 78 17 326 5 963 06 59
(Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2014, 2015, 2016,2017,2018)
Từ năm 2014 - 2018, Thanh tra tỉnh Bắc Giang, thanh tra chuyên ngành của các Sở, thanh tra các huyện thành phố đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về đầu tư xây dựng công trình trên phạm vi toàn tỉnh. Nhìn chung các Đoàn thanh tra đã tiến hành trong những năm qua đều đảm bảo về trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra từ khâu khảo sát, nắm tình hình; xác định trọng tâm, trọng điểm, đối
tượng thanh tra đến việc bố trí lực lượng, bố trí trưởng Đoàn thanh tra và ra quyết định tiến hành thanh tra.
Trong quá trình thanh tra Đoàn thanh tra cũng đã tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định của Thanh tra Chính phủ. Việc triển khai quyết định thanh tra, quá trình làm việc với đối tượng thanh tra, các cá nhân, tổ chức có liên quan, hay tiến hành xác minh, làm rõ các vấn đề thuộc phạm vi thanh tra, thực tế hiện trường công trình... đều được thực hiện đúng kế hoạch được duyệt.
Kết thúc cuộc thanh tra, trong quá trình Đoàn thanh tra xây dựng báo cáo Dự thảo kết luận thanh tra và tổ chức công bố Dự thảo để đơn vị được thanh tra đóng góp, giải trình về các nội dung đã kiểm tra, sau đó mới ban hành kết luận thanh tra. Nội dung các kết luận thanh tra rõ ràng, minh bạch trong đó kết luận cụ thể từng vấn đề, quy trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể đối với các nội dung sai phạm; kết luận thanh tra cũng đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến các sai phạm hay do cơ chế chính sách không phù hợp; các nội dung kiến nghị được thể hiện rõ ràng, phần kiến nghị thu hồi, không thu hồi, truy thu, giảm trừ quyết toán, xử lý trách nhiệm...
Các kết luận thanh tra trong thời gian qua được cấp có thẩm quyền (Chủ tịch UBND tỉnh) thống nhất cao và có văn bản xử lý kịp thời đúng theo quy định của Luật Thanh tra; Ngoài ra kết luận thanh tra còn được đối tượng thanh tra đồng thuận và nghiêm túc chấp hành.
Về thời gian thực hiện cũng được đảm bảo từ việc triển khai quyết định, thời gian tiến hành thanh tra, cũng như thời gian báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra đều đảm bảo theo Luật Thanh tra; các kết luận đều được công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh theo quy định của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Sau khi có kết luận thanh tra, Thanh tra tỉnh tiến hành công bố kết luận đồng thời gửi Kết luận cho cấp có thẩm quyền (Chủ tịch UBND tỉnh) có văn bản xử lý sau thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra, trong thời gian qua các kết luận thanh tra đều được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời, đảm bảo thời gian
theo quy định. Kết luận thanh tra được chuyển sang bộ phận Xử lý sau thanh tra để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Thời gian qua các kết luận thanh tra đều được đơn vị thực hiện khá tốt từ việc thu hồi tiền nộp ngân sách cũng như việc xử lý trách nhiệm. Tuy nhiên, trong xử lý trách nhiệm đôi khi còn chưa được kịp thời, việc các cá nhân, tập thể vẫn còn giải trình khi đã có kết luận thanh tra cũng làm cho việc xử lý trách nhiệm còn chậm, dẫn đến phải đôn đốc nhiều lần.
Từ năm 2014 - 2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện 164 cuộc thanh tra công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tổng số 672 công trình; qua thanh tra đã phát hiện có 329 công trình có sai phạm. Các sai phạm chủ yếu đã phát hiện trong quá trình thanh tra:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Nhìn chung qua kiểm tra thực tế ở giai đoạn này các đơn vị có liên quan đã thực hiện khá tốt về trình tự thủ tục từ khảo sát, thiết kế, nghiên cứu địa điểm đầu tư, lập dự án và lựa chọn tư vấn thẩm định dự án cho đến giai đoạn trình phê duyệt, chuẩn bị về mặt bằng, giấy phép...Tuy nhiên, ở giai đoạn này các Đoàn thanh tra còn phát hiện những sai phạm như:
- Mục đích đầu tư xác định chưa rõ ràng hoặc nâng cao mục đích đầu tư. - Chưa nghiên cứu kỹ tính khả thi của dự án.
- Thường thiếu các tờ trình, Quyết định ở các bước trước nhưng dự án vẫn được triển khai.
- Gia hạn thực hiện dự án khi hết hạn không kịp thời, không đúng thời gian theo quy định.
- Thiết kế thường đẩy cao hệ số an toàn, nâng giá trị đầu tư để có lợi trong việc tính xuất đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng
Đây là giai đoạn quan trọng có liên quan đến việc thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Tuy nhiên, qua thanh tra thực tế Đoàn thanh tra cho thấy những sai phạm nằm ở giai đoạn thực hiện đầu tư, có sai phạm thuộc giai đoạn này cụ thể các dạng sai phạm như sau:
- Dự toán lập thường tự phân chia tỷ lệ % thủ công, máy; Tỷ lệ % đất, đá, không có khảo sát địa chất.
- Áp dụng phương tiện vận chuyển thường dùng xe nhỏ (5 tấn), xác định sai cự ly vận chuyển vật liệu, đổ thải.
- Áp dụng sai các tỷ lệ phí như chi phí chung, tỷ lệ chi phí khảo sát, thiết kế… - Chia, tách nhỏ gói thầu để thực hiện công tác chỉ định thầu, đầu tư mở rộng, thuyết minh tính tương thích đầu tư bổ sung để chỉ định thầu cho các nhà nhầu thi công đã xây dựng trước đó.
- Chọn cách thức đấu thầu hạn chế để dàn xếp nhà thầu, giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.
- Lập dự toán chưa chính xác dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung. - Không kiểm định chất lượng vật tư đầu vào.
- Vi phạm các điều khoản trong ký kết và thực hiện hợp đồng thường không được xử lý.
- Không có giám sát tác giả, giám sát khối lượng, chất lượng, kỹ thuật công trình không chặt chẽ thường ký và xác nhận chung chung (không có sai khác với thiết kế) nhưng vẫn có khối lượng phát sinh tăng, giảm.
- Nhật ký công trình thường được viết lại để khớp với khối lượng đề nghị thanh, quyết toán.
- Một số công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhưng không có chứng nhận sự hợp chuẩn chất lượng công trình theo quy định.
- Các nhà thầu thường dùng dự toán làm quyết toán, nên các nội dung sai ở khâu dự toán quyết toán lại lập lại. Chú ý những khối lượng bị che khuất như phần hút bùn lòng sông, vét bùn, đào móng, phần cọc ngần, phần phá dỡ, san lấp ổ gà, san lấp mặt bằng, …hai bên A, B thường xuyên liên tục giám sát, xác nhận sai khối lượng thực tế.
- Cộng nhầm lẫn số, đặt sai hàng số, đảo số ….
- Trong quyết toán công trình không ghi rõ mã số của từng công việc để dễ áp dụng đơn giá cao hơn quy định trong cùng một loại công việc thực hiện.
- Thay đổi chủng loại vật liệu trong thi công, nhất là các loại vật liệu trong kết cấu che khuất.
- Nghiệm thu thanh toán chậm, sai thời điểm thực tế, để hưởng đơn giá cao (khi có sự điều chỉnh của nhà nước).
- Khối lượng thực tế thi công ít hơn khối lượng nghiệm thu quyết toán.
* Giai đoạn kết thúc đầu tư
Ở giai đoạn này thường các đơn vị có liên quan thực hiện khá tốt về trình tự thủ tục bàn giao, cũng như trong bảo hành, bảo trì công trình, cũng như hướng dẫn khai thác, vận hành. Tuy nhiên, qua các Đoàn thanh tra cho thấy chi phí bảo hành công trình 5%, thường Chủ đầu tư chậm chuyển tra cho đơn vị thi công dù đã hết thời gian bản hành. Hồ sơ hoàn công công trình không chỉnh sửa theo thực tế thi công, thường phô tô lại thiết kế và đóng dấu hoàn công. Các hồ sơ bản vẽ khi chủ đầu tư nghiệm thu không được đóng dấu và ký xác nhận theo quy định. Thời gian thẩm định và phê duyệt quyết toán thường chậm, không đảm bảo theo quy định.