a. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014– 2018, còn có những tồn tại và hạn chế thiếu sót chủ yếu sau đây:
Một là, việc ưu tiên sắp xếp thứ tự các dự án công trình thực hiện mới chỉ
dừng lại ở khâu đánh giá chủ quan, không áp dụng tiêu chuẩn cụ thể để xác định mức độ ưu tiên cho các dự án, công trình cần đầu tư.
Hai là, kế hoạch vốn hoá đầu tư XDCT còn: Thiếu chính xác và chưa sát thực,
thiếu vốn đầu tư, hàng năm nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án, cần rất lớn trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế tại các địa phương.
Ba là, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn và tham nhũng trong đầu tư xây dựng
công trình vẫn còn tồn tại, trong giai đoạn 2014-2018 đã thanh tra, kiểm tra và thu hồi số tiền thất thoát là 23.390 triệu đồng (Hai mươi ba tỷ ba trăm chín mươi triệu đồng) cho ngân sách nhà nước.
Bốn là, trong khâu thanh toán vốn đầu tư còn nhiều vướng mắc, quá trình giải
ngân gặp nhiều khó khăn, quá trình thi công công trình kéo dài, lãng phí vốn đầu tư, thực tiễn hiện nay vẫn là vấn đề rất bức xúc đối với cơ quan cấp phát vốn, cũng như các chủ đầu tư, đặc biệt ở các đơn vị thi công. Sự vướng mắc trong công tác quyết toán dự án đầu tư hoàn thành là do chủ đầu từbáo cáo quyết toán công trình hoàn thành chậm so với quyết định, nên dẫn đến thời gian phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành của các cấp có thẩm quyền bị kéo dài. Vì vậy hiện nay đã có nhiều dự án đưa vào sử dụng chưa được quyết toán theo đúng quy định. Còn đối với việc chấp hành thủ tục đầu tư XDCT định mức đơn giá còn bất cập, các chế độ đơn giá định mức còn thiếu, việc thỏa thuận đơn giá một số công trình chưa thống nhất gây khó khăn cho quản lý.
Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên liên tục, số
lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số công trình được đầu tư xây dựng vẫn còn đạt tỷ lệ thấp; Con số thống kê thất thoát lãng phí còn ít chưa phản ánh đúng thực trạng thất thoát, lãng phí trong thời gian qua; Thiếu điều kiện về nhân lực và thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm tra nên chỉ thanh tra, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến các dự án mà chưa đi sâu vào thanh tra, kiểm tra đánh giá chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư, chất lượng công tác thiết kế, lập tổng dự toán, thẩm định thiết kế tổng dự toán, việc sử dụng vật tư vào công trình, khối lượng thực tế thi công các công trình, nên kết quả chỉ ở mức độ nhất định.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên: Nguyên nhân gián tiếp (thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước); Nguyên nhân trực tiếp (thuộc về các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình):
+ Nguyên nhân gián tiếp
- Từ góc độ cơ chế, chính sách pháp luật: Một số cơ chế, chính sách pháp luật vẫn còn chậm được nghiên cứu ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chậm sửa đổi và bổ sung; các quy định còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện, còn nhiều sơ hở cho phép các đối tượng thái hóa, biến chất lợi dụng. Trong các quy định hiện hành còn thiếu các chế tài cụ thể hoặc chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các trường hợp phạm tội; cơ chế, chính sách về giá cả, chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục hành chính còn rườm rà, bất cập, trong quá trình thực hiện còn lúng túng; tình trạng "xin - cho" (xin vốn, chỉ tiêu, chạy vốn, chạy dự án) gây nên tiêu cực tham nhũng trong ĐTXD rất nghiêm trọng; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Một số Luật chưa theo kịp được yêu cầu về quản lý nhà nước vì các lý do sau: Một số các nội dung trong luật được xây dựng trên tư duy quản lý có từ thời bao cấp nên không thể áp dụng cho một nền kinh tế phát triển định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa. Tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa văn bản quy định của Luật Xây dựng với các văn bản pháp luật về sau là rất nhiều. Có nhiều quy định ít khả thi và không hợp lý; Một số nội dung văn bản quy định trong Luật không đáp ứng được yêu cầu đối với một nền kinh tế phát triển và đang trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế với tốc độ nhanh. Thực tế trong quản lý vốn và ĐTXD bộc lộ nhiều bất cập mà Luật Xây dựng chưa thể bao quát hết nên dẫn đến đầu tư tràn lan gây thất thoát và kiểm soát khó.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch: Thiếu các văn bản pháp lý để quản lý nhà nước về quy hoạch, công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa đánh giá hết các yếu tố khách quan, thiếu tính kế thừa, thiếu lộ trình thực hiện, ...
- Sự phối hợp về công tác quản lý chất lượng trong hệ thống quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện các chế tài về xử phạt vip hạm hành chính trong hoạt động xây dựng chưa kiên quyết, chưa áp dụng các được các biện pháp xử phạt nặng mang tính chất răn đe cao. Hiệu quả của công tác kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý chất lượng công trình hiện nay còn hạn chế do kết quả kiểm tra chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở. Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm vốn, thiếu vốn, đội vốn đối với các công trình sử dụng vốn NSNN, dẫn đến chậm tiến độ, gây ra những yếu tố bất lợi cho nhà thầu thi công như: trượt giá, không có việc làm; giảm hiệu quả dòng vốn dẫn đến nảy sinh ăn bớt để bù lỗ cuối cùng công trình không đảm bảo chất lượng.
- Năng lực quản lý nhà nước về chất lượng CTXD của các Sở, huyện chưa đáp ứng yêu cầu quản lý (kể cả số lượng và năng lực cán bộ), thiết bị máy móc và phương tiện phục vụ cho công tác quản lý thiếu thốn. Công tác kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn các huyện chưa được chú trọng đúng mức, công tác phổ biến, cập nhật các văn bản của Pháp luật về chất lượng công trình xây dựng chưa kịp thời.
- Ở cấp xã Ban QLDA không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiêm nhiệm không được đào nghiệp vụ chuyên môn. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ỷ lại cho tư vấn giám sát.
+ Nguyên nhân trực tiếp
Các chủ thể tham gia quản lý dự án không đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định:
* Đối với Chủ đầu tư: Các chủ đầu tư công trình đều thành lập ban QLDA
khi có dự án. Bộ máy quản lý chất lượng chưa đảm bảo điều kiện năng lực, hoàn toàn ỷ lại cho cán bộ tư vấn giám sát (do chủ đầu tư thuê). Hầu hết các chủ đầu tư không thuê tư vấn quản lý dự án (trừ những công trình của một số Sở chuyên ngành, huyện có Ban QLDA chuyên nghiệp) các ban QLDA do chủ đầu tư thành lập khi có công trình hầu hết là kiêm nhiệm, đặc biệt đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư, Ban QLDA không có cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng,
điều kiện năng lực và sự hiểu biết về Pháp luật xây dựng cũng như công tác quản lý chất lượng xây dựng của cấp xã còn nhiều hạn chế.
Trách nhiệm của chủ đầu tư được nhìn nhận dưới hai góc độ: một là chủ đầu tư không thực hiện đúng và đầy đủ theo chức trách của mình, hai là trình độ năng lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra, cụ thể là:
- Về tâm lý do mong muốn có được công trình nên nhiều khi chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thuyết phục người quyết định đầu tư bằng mọi cách sao cho dự án được phê duyệt. Như vậy đã không coi trọng tính độc lập khách quan cần phải có và từ đó dễ dẫn đến các sai phạm trong quá trình lập dự án đầu tư, đặc biệt trong các quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất và quyết định đầu tư. Áp đặt ý tưởng của mình vào trong thiết kế, đặc biệt là thiết kế kiến trúc mà không coi trọng ý kiến chuyên môn dẫn đến thiết kế có nhiều khiếm khuyết, không đồng bộ và hài hòa.
- Do các mối quan hệ cá nhân, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu tư vấn quen biết, nhưng không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu thực hiện dự án, nên thường dẫn đến kết quả chất lượng công việc thấp.
- Về trình độ năng lực hạn chế nên chủ đầu tư không biết cách điều hành tư vấn, hoặc đôi khi đưa ra những đòi hỏi, mệnh lệnh không hợp lý gây ức chế tâm lý, làm giảm hưng phấn và ý tưởng sáng tạo của tư vấn. Cũng do hạn chế về năng lực mà chủ đầu tư không đánh giá đúng chất lượng của kết quả khảo sát và thiết kế dẫn đến hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà thầu tư vấn và nghiệm thu các công việc này ngay cả khi chúng không đảm bảo chất lượng. Trường hợp này hay gặp phải đối với các công trình quy mô lớn và có kỹ thuật phức tạp. Nhiệm vụ phản biện, thẩm tra thiết kế và kết quả khảo sát thường bị chủ đầu tư coi nhẹ mà đây lại là công cụ rất hữu ích để chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công việc của các nhà thầu tư vấn. Tương tự việc giám sát công tác khảo sát cũng không được chủ đầu tư chú trọng, từ đó dẫn tới kết quả khảo sát không đủ độ tin cậy và thiết kế được nghiệm thu vẫn có nhiều sai sót.
* Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng:
- Công tác khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thí nghiệm: Các đơn vị tư vấn tăng nhanh về số lượng nhưng năng lực hoạt động chuyên môn còn yếu kém, thiết bị,
công nghệ của các đơn vị tư vấn chậm đổi mới, dẫn đến chất lượng hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế, chất lượng chưa cao, còn nhiều sai sót.
Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn bị buông lỏng, dẫn đến một bộ phận chạy theo lợi nhuận kinh tế, hiện tượng “mua dấu, mua tư cách pháp nhân” đang diễn ra khá phổ biến trong hoạt động tư vấn xây dựng, chất lưọng hồ sơ tư vấn chưa cao gây lãng phí về kinh tế và chậm trễ tiến độ thi công.
Về trình độ năng lực tư vấn theo đánh giá chung và bảng xếp hạng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất ít đơn vị tư vấn lớn mà chủ yếu và đa số là các đơn vị tư vấn nhỏ, thiếu cán bộ đầu đàn, đặc biệt là thiếu cán bộ đủ trình độ tổng hợp làm chủ nhiệm lập dự án và chủ nhiệm thiết kế. Lớp cán bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm nhưng lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học, chậm cập nhật kiến thức mới, còn lớp cán bộ trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm. Phần lớn các công ty tư vấn mới mọc ra có cách thức và phương pháp làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp. Hơn nữa hiện nay rất nhiều phần mềm mà chúng ta đang sử dụng là không chính thức, không có bản quyền, do đó độ tin cậy của các kết quả tính toán sử dụng các phần mềm không cao. Đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện không tốt chức năng giám sát tác giả đặc biệt với những tư vấn có văn phòng ở xa công trường. Việc chậm xử lý công việc thường dẫn đến tình trạng phải xử lý chủ quan của phía còn lại, do không chờ được, dẫn đến vi phạm trong quản lý chất lượng công trình xây dựng. Một số đơn vị tư vấn ký hợp đồng ngắn hạn với các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để lấy năng lực và đi thực hiện.
Vấn đề trách nhiệm và công việc của tư vấn thẩm tra thiết kế cũng chưa được quy định rõ ràng. Trường hợp chắc chắn phát hiện thiết kế tính thừa, thậm chí quá lãng phí nhưng thiết kế vẫn bảo lưu thì xử lý như thế nào?. Song trách nhiệm tư vấn thẩm tra đến đâu cần làm rõ và đặc biệt chi phí tư vấn thẩm tra cần được xem xét lại sao cho phù hợp với công việc và trách nhiệm thực tế của họ.
Giá trị tư vấn thiết kế hiện nay là thống nhất cho cùng một tỉ lệ đối với cùng một công trình mà không phân định theo năng lực đơn vị tư vấn. Điều này chưa khuyến khích các đơn vị tư vấn giỏi và chưa có tính răn đe, tính phấn đấu đối với các đơn vị tư vấn kém hơn. Hơn nữa, trong số các trường hợp các loại tư vấn thiết
kế, đấu thầu, giám sát đều được giao chỉ định thông qua quen biết nhiều hơn nên tính chế tài còn gặp khó khăn khó khi thực hiện.
- Công tác tư vấn giám sát: Thực trạng hiện nay tư vấn giám sát công trình trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn các huyện miền núi nói riêng, vừa thiếu vừa yếu, mới thực hiện được một nhiệm vụ là kiểm soát chất lượng công trình nhưng chưa tốt, chưa giúp chủ đầu tư về công tác kiểm tra, kiểm soát đối với công tác khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, chưa kiểm tra được chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Quản lý CLXD của Chủ đầu tư, nhiều đơn vị Tư vấn cử cán bộ giám sát là hợp đồng ngắn hạn, chưa có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, hoặc thực hiện công tác giám sát thi công không phù hợp với chứng chỉ được cấp, thiếu kinh nghiệm trong việc giám sát thi công công trình, dẫn tới những khó khăn cho Chủ đầu tư, chất lượng công trình không cao.Tình trạng một người giám sát nhiều công trình cùng một thời gian diễn ra khá phổ biến trên địa bàn các huyện hiện nay.
Nhìn chung chất lượng công tác tư vấn giám sát hiện nay trên địa bàn các huyện miền núi còn thiếu và yếu kém, nhiều công trình mang tính chất hình thức, đối phó, hợp pháp hoá thủ tục quản lý chất lượng để thanh quyết toán. Nhiều công trình tư vấn giám sát được đơn vị thi công, giới thiệu, bảo lãnh với chủ đầu tư để thực hiện việc giám sát thi công nên việc giám sát thi công chưa thực sự khách quan chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định. Đặc biệt còn có những công trình, tư vấn giám sát chỉ ký hồ sơ nhưng không có mặt thường xuyên tại hiện trường, dẫn đến chất lượng thi công công trình không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật.
- Về đạo đức nghề nghiệp của tư vấn, nhìn chung cán bộ ở các đơn vị tư vấn có ý thức trách nhiệm tốt, tuy nhiên cũng có một số trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực khảo sát có tình trạng tận dụng số liệu khảo sát địa chất ở khu vực gần đó để đưa vào báo cáo, hoặc cắt xén chiều sâu hố khoan để giảm bớt chi phí khảo sát. Trong thiết kế kết cấu cũng có trường hợp thiết kế theo kinh nghiệm rồi hợp thức bản tính sau, hoặc có tình trạng các đơn vị tư vấn nhỏ đứng ra nhận việc rồi thuê lại cá nhân và đơn vị tư vấn khác thực hiện.
Về thanh quyết toán vốn đầu tư, thường sử dụng khối lượng hồ sơ dự toán thiết kế làm khối lượng hồ sơ mời thầu, dẫn đến giá gói thầu sẽ thay đổi ...