Điều kiện kinh tế xã hội và các tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 39 - 43)

3.1.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội và phía nam tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có đường giao thông tỉnh lộ, quốc lộ quan trọng đi qua như: QL 1A Bắc Giang- Lạng Sơn; QL 37 Bắc Giang – Thái Nguyên; QL 17 qua - Yên Dũng- TP Bắc Giang - Tân Yên- Yên Thế; QL 31- TP.Băc Giang- Lục Nam- Lục Ngạn- Lạng Sơn; QL 297- Đèo Hạ My huyện sơn Động đến thị trấn An Châu huyện Sơn Động thì tráng quốc lộ 31, đến ngã ba Tân Hoa huyện Lục Ngạn thì tách rẽ sang hướng về xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn rồi đi sang đất Lạng sơn;

Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên là 3.849,5 km², bằng 1,2% số diện tích tự nhiên của đấ nước. Trong tài liệu năm 2000, thì trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang, thì đất nông nghiệp là 32,4%; lâm nghiệp rừng chiếm 28,9% (có rừng); còn lại là sông suối, đồi núi, chưa sử dụng và đất khác.

Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, Bắc Giang có tốc độ phát triển đô thị hoá và phát triển công nghiệp hoá, đang diễn ra nhanh chóng. Theo thống kê thì Bắc Giang là một trong những tỉnh có tốc phát triển kinh tế cao và nằm trong các tỉnh, thành phố cao của cả nước, năm 2018 đạt 16,1%. Vì vây, điều này sẽ nảy sinh những mặt trái của xã hội đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường và nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.

3.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 64.667,05 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2017. Trong đó nông, lâm nghiệp và

thủy sản tăng 6,48%; Công nghiệp và xây dựng tăng 24,4%; Dịch vụ tăng 6,52%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,73%.

Đối với khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,48%, khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng có mức tăng 24,4% so với cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp tăng 27,76%; tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 28,52% so với cùng kỳ) nguyên nhân do một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn như: Ngành sản xuất trang phục, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính,... trong kỳ đã duy trì được sản xuất, ký kết được các đơn hàng sản xuất ngay từ đầu năm nên hoạt động sản xuất được ổn định và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Khu vực dịch vụ tăng 6,52%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,72%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 3,38%.

Quy mô nền kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2018 theo giá hiện hành đạt 89.575 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 52,1 triệu đồng, tương đương 2.230 USD. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,41%; khu vực dịch vụ chiếm 27,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,41%

Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2014-2018 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng sản phẩm GDRP Tỷ

đồng 49.593 54.354 61.007 69.060 89.575

Cơ cấu tổng GDRP % 100 100 100 100 100

Khu vực nông, lâm

nghiệp, thuỷ sản % 25,8 23,6 19,5 20,6 18,87 Khu vực công nghiệp -

xây dựng % 39,9 41,6 48,6 46,1 51,41 Khu vực dịch vụ % 34,3 34,8 31,8 33,3 29,72

(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Bắc Giang) * Chú trọng phát triển nông nghiệp và đầu tư xây dựng Nông thôn mới

Các cấp uỷ, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt “Chương trình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao đến năm 2018”; đã hoàn thành

công tác dồn điền đổi thửa. Sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt ngành chăn nuôi- thuỷ sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt 19.918,3 tỷ đồng – giá so sánh năm 2010, tăng 6,45% so với năm 2017.

Tích cực thực hiện chương trình xây dựng phát triển đô thị, trung tâm huyện gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2018, định hướng đến năm 2020. Theo đó, các xã đạt chuẩn chỉ tiêu “Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu” khi đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định và đáp ứng đầy đủ các nội dung gồm: Đáp ứng các nội dung của chỉ tiêu 13.2 về xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020100%. Hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng Nông thôn mới, tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc huy động các nguồn vốn; chú trọng, khuyến kích vốn đóng góp của nhân dân đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm, vệ sinh môi trường, các thiết chế văn hoá cơ sở. Năm 2018 có huyện Việt Yên đạt chuẩn huyện Nông thôn mới, dự kiến hết năm 2019 có thêm 01 huyện Lạng Giang đạt chuẩn Nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hiện đại, chú trọng đẩy mạnh xã hội hoá nguồn vốn, ưu tiên đầu tư các địa bàn, các dự án, công trình trọng điểm.Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm đạt 2018 đạt 43.395 tỷđồng (chiếm 48% GRDP). Hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án như dự án đường tỉnh 293 đi Tây Yên Tử; dự án Cầu Đồng Sơn và đường dẫn lên cầu. Tập trung đẩy nhanh nhiều dự án trọng điểm: Đường vành đai IV ; nhà thi đấu thể thao đa năng tỉnh; các khu dân cư mới trên địa bàn... Đến nay, đường liên thôn, liên xã được đẩy nhanh bê tông hoá theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017-2021.Năm 2018 thực hiện Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ xi măng cho người dân làm đường giao thông nông thôn, đến

ngày 30/11/2018, tỉnh đã hỗ trợ hơn 217,5 nghìn tấn xi - măng, toàn tỉnh cứng hóa được hơn 920 km đường bê tông, 2/3 số tiền làm đường là đóng góp của người dân. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh cứng hóa gần 1,3 nghìn km đường giao thông nông thôn, vượt hơn 21 km so với kế hoạch năm. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới được ưu tiên đầu tư.

* Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế tỉnh

Quy mô công nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các ngành sản xuất quan trọng đều hoạt động ổn định, trong đó có hơn 10 doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn, trên 1.000 tỷ đồng, tăng trưởng cao, đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn ngành. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bằng 131,5% so với năm 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) đạt 159.295 tỷ đồng, vượt 10,6% kế hoạch. Khu vực doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng cao nhất, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp tăng trưởng hơn 26% đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả cao Hoạt động thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới bán buôn, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng được mở rộng, hàng hoá đa dạng, phong phú. Sản xuất dịch vụ tăng 8,1% so với năm 2017, giá trị đạt 39.590 tỷ đồng, bằng 99,1% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 24.535 tỷ đồng, tăng 15,1%, đạt 100% kế hoạch.

Giá trị xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD, bằng 96,2% kế hoạch; nhập khẩu đạt 7,2 tỷ USD, bằng 96% kế hoạch.

Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt 47.075 tỷ đồng, tăng 18,9%; dư nợ cho vay đạt 46.165 tỷ đồng, tăng 19,0%.

Thu hút đầu tư phát triển du lịch đạt được kết quả khá. Lượng khách du lịch đến tỉnh đạt khoảng 1,5 triệu lượt khách, tăng 25,5%, đạt 100,4% kế hoạch.

Thu ngân sách nhà nước đạt cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu đạt 8.960 tỷ đồng, tăng 41,2%, vượt 40,7% dự toán. Thu nội địa đạt 7.860 tỷ đồng, tăng 46,8%, vượt 55,7% dự toán.

Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách địa phương được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm chi cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách. Chi ngân sách nhà nước đạt 19.070 tỷ đồng, bằng 140,7% dự toán, tăng 30,9%; trong đó, chi đầu tư phát triển tăng mạnh, đạt 7.750 tỷ đồng, cao gấp gần 2,5 lần so với năm 2017

* Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; công tác quản lý tài nguyên – môi trường đạt nhiều kết quả tích cực.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.Hình thành nhiều mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông tin vào quản lý.

Công tác quản lý tài nguyên môi trường được tập trung chỉ đạo: Hoàn thành và công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016- 2020); Theo phương án quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bắc Giang có 293.608 đất nông nghiệp, chiếm 75,4%%; đất phi nông nghiệp là 92.284 ha, chiếm 23,7%; đất chưa sử dụng có 3.656 ha, chiếm 0,9%; đất đô thị có 16.291 ha, chiếm 4,2%. Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 294.125; khu lâm nghiệp 153.509 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 13.083ha; khu phát triển công nghiệp 1.428ha; khu đô thị có 16.291ha; khu thương mại - dịch vụ 2.472ha; khu dân cư nông thôn có 79.058 ha. Từ năm 2016-2020 toàn tỉnh được chuyển mục đích sử dụng 12.388,6 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong đó: đất trồng lúa 4.989,2 ha, đất rừng phòng hộ 95,5 ha, đất rừng đặc dung 257,5 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 2.792 ha, trong đó: đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm 1.980,0 ha; đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản 689,9 ha; Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích là 4.105,5 ha, trong đó đưa vào mục đích đất nông nghiệp là 3.297,1 ha, vào mục đích đất phi nông nghiệp là 808,4 ha;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)