Kinh nghiệm quản lý vốn đầutư XDCT từ NSNN của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 31 - 33)

Theo ông Cao Văn Hà - Giám đốc Sở Xây dựng (2017) Đối với địa phương có kinh tế phát triển như Bắc Ninh, lĩnh vực đầu tư xây dựng càng đòi hỏi sản phẩm của nó có giá trị cao và bền vững. Thực tế qua 20 năm công cuộc tái thiết và phát triển tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra nhiều bài học quý cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN, có thể học tập sau:

Thứ nhất, hàng năm số lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã hội

lớn (6 tháng đầu năm 2018 khoảng 31.347 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách năm 2018 đạt gần 27.600 tỷ đồng, chi NSNN trên địa bàn năm 2018 đạt 23.096 tỷ. Tuy vậy, tỉnh Bắc Ninh có một chủ trương thúc đẩy tăng trưởng không chỉ yếu tố vốn bên ngoài nhất là vốn FDI (01 nhà máy lớn SamSung), yếu tố nội lực (vốn và nguồn lực tại chổ) tăng cường năng lực nội sinh để không quá phụ thuộc mà còn coi trọng yếu tố ngoài vốn. Đó là việc thực hiện tốt cơ chế chính sách trong việc huy động và quản lý vốn đầu tư; áp dụng khoa học công nghệ mới và phát huy hạ tầng đồng bộ.

Thứ hai, cần nhận thức công trình xây dựng là sản phẩm hàng hóa, mà là sản

phẩm rất đặc biệt với các đặc trưng: Gắn liền với đất, giá trị tài chính lớn, thời gian chuẩn bị và thi công dài, tính xã hội hóa của các sản phẩm cấu thành rất phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sinh mạng của con người,… Vì thế không cho

phép loại sản phẩm đặc thù này có thứ phẩm. Nhận thức này đòi hỏi mọi người

tham gia thiết kế, thi công, sản xuất vật tư, vật liệu, quản lý, khai thác, sử dụng công trình phải thấm nhuần để làm tốt công việc của mình với trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và xã hội; đòi hỏi các chủ thể quản lý từ người quyết định đầu tư, chủ đầu

tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, các cơ quan chức năng và mọi tổ chức liên quan đều phải nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện sao cho công trình được đảm bảo chất lượng và luôn phấn đấu chất lượng tốt nhất.

Thứ ba, từ đặc thù công trình không cho phép thứ phẩm, là loại sản phẩm

không chỉ có kỹ thuật phức tạp mà hình thức cũng rất đa dạng, phong phú, yêu cầu thẩm mỹ cao và hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn nên cần tính chuyên nghiệp cao

trong quản lý, tổ chức thực hiện và thực hiện trực tiếp trong từng công đoạn, từng công việc để làm ra công trình. Bài học này khiến chủ đầu tư phải kiểm soát điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia; đồng thời mọi tổ chức, cá nhân hành nghề luôn phải tự học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao tay nghề để làm ra những công trình có chất lượng tốt và ngày càng tốt hơn.

Thứ tư, do công trình qua nhiều khâu, nhiều thời gian, nhiều tổ chức, cá nhân

đặc biệt chỉ rõ trách nhiệm của chủ đầu tư là người quản lý trực tiếp và toàn diện.

Vấn đề này đã được luật định nhưng trên thực tế không phải mọi lúc, mọi nơi và mọi người đều nhận thức đúng và đầy đủ; cũng không mấy khó khăn để chỉ ra những chủ đầu tư yếu kém mà trong những trường hợp đó thì họ thường hay đổ lỗi với lý do không có nghề, không có chuyên môn.v.v. Bài học này giúp ích cho công

tác quản lý, đặc biệt là với chủ đầu tư với vai trò là “Nhạc trưởng”.

Trên Đây là những kinh nghiệm hết sức quý báu để tỉnh Bắc Giang học tập trong quá trình thực hiện các giải pháp phát triền KTXH chủ các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)