Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế các địa phương trên đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thực hiện chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. Đảm báo tính minh bạch, công khai và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát các công trình, dự án xây dựng.
- Thực hiện xây dựng đơn giá bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng ở địa hương phải giải quyết nhiều mối quan hệ kinh tế - chính trị - hành chính - xã hội, trong đó quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân phải theo quan điểm hài hòa lợi ích.
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo về công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.
- Giải quyết tốt mối qua hệ biện chứng giữa quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển bên trong với thu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vón bằng nhiều biện pháp, chống thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCT hiện nay. Làm lành mạnh môi trường dầu tư là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư.
- Gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững có tính xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa…sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.
- Phải biết chú ý đến những yếu tố góp phần tăng trưởng ngoài vốn vì huy động vốn bao giờ cũng có giới hạn. Đó chính là sự khôn ngoan trong lựa chọn xây dựng cơ chế chính sách, bước đi về công nghệ và đồng bộ trong hạ tầng cơ sở phù hợp, không vì chạy đua theo mốt trong đầu tư giữa các địa phương gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư.
- Quan tâm đến chất lượng công trình: Các chủ thể quản lý từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, các cơ quan chức năng và mọi tổ chức liên quan đều phải nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện sao cho công trình được đảm bảo chất lượng và luôn phấn đấu chất lượng tốt nhất; chủ đầu tư với vai trò là nhạc trưởng phải kiểm soát điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia; đồng thời mọi tổ chức, cá nhân hành nghề luôn phải tự học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao tay nghề để làm ra những công trình có chất lượng tốt và ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Để nghiên cứu về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, cụ thể như sau:
- Nguồn dữ liệu thu thập và xử lý vấn đề dự toán, phân bổ vốn, triển khai dự án, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công- dư toán, giải ngân, sử dụng vốn, thanh quyết toán, ... và thanh tra xử lý vi phạm lấy từ các công trình nghiên cứu đã được công bố, từ báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh Bắc Giang…về lĩnh vực đầu tư XDCT giai đoạn 2014-2018 và nguồn nghiên cứu và kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
- Các Văn bản liên quan: Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách nhà nước; Quốc hội (2010), Luật Thanh tra số: 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Quốc hội (2014),
Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; Chính phủ (2015), Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;
- Các số liệu của tỉnh Bắc Giang: Thanh tra của tỉnh Bắc Giang; UBND tỉnh
Các Báo cáo cc Báo cáo của tỉnh năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018; UBND tỉnh
năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018; Niên giám năm, 2015, 2016, 2017.
2.2. Phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung.
Phương pháp này được học viên sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quản về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Chương 1. Học viên đã tìm đọc và thu thập các lý thuyết về quản lý và quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua các giáo trình về quản lý nhà nước, các bài viết về quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên các tạp chí, các trang web, từ đó học viên rút ra những vấn đề cơ bản như khái niệm về quản lý, đầu tư xây dựng công trình, quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước... nội dung công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại cấp tỉnh để làm cơ sở thực hiện chương 3 và chương 4.
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp này được dùng nhằm xử lý và phân tích số liệu của các hiện tượng để tìm hiểu tính quy luật của chúng trong không gian và thời gian cụ thể. Số liệu thu thập sẽ được liệt kê từng chỉ tiêu cụ thể theo thời gian. Phương pháp thông kê mô tả kết hợp với đồ họa như các đồ thị dữ liệu, biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị hoặc bảng biểu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang. Từ đó nêu những vấn đề riêng và vấn đề chung nhằm giải quyết những nội dung nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Từ phương pháp này ta đi phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang. Sau đó, tổng hợp và phân tích những điều đã đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng công trinh từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị ở khác tổ thì khác nhau về tính chất, trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất. Phương pháp này có ý nghĩa nhằm phân tích các số liệu thu thập và hệ thống hóa số liệu, qua đó đánh gia thực trạng nghiên cứu. Từ đó ta nhận thấy được sự tác động qua lại giữa các yếu tố và mối liên hệ.
2.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng trong tính toán, phân tích, để xác định xu hướng biến động, mức độ các chỉ tiêu phân tích của các năm theo không gian nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau. Cùng chỉ tiêu nhưng có ý nghĩa khác nhau ở không gian và các thời gian khác nhau. Từ đó số liệu tác giả thu thập được sẽ được bố trí sắp xếp logic theo một cách trình tự thời gian và đưa về so sánh cùng một thời điểm.
Phương pháp này được áp dụng, tác giả sử dụng trong phần mềm Excel các hàm cơ bản để tính toán mức độ biến động như xác định chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối để xem xét phát triển bình quân và tốc độ tăng, giảm năm sau so với năm trước.Từ đó phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm. Kết qua đó đưa ra dự báo được các biến động trong giai đoạn tiếp theo của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh số liệu... Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
Kết quả của chương 2 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN
2014-2018
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và các tiềm năng phát triển
3.1.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội và phía nam tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có đường giao thông tỉnh lộ, quốc lộ quan trọng đi qua như: QL 1A Bắc Giang- Lạng Sơn; QL 37 Bắc Giang – Thái Nguyên; QL 17 qua - Yên Dũng- TP Bắc Giang - Tân Yên- Yên Thế; QL 31- TP.Băc Giang- Lục Nam- Lục Ngạn- Lạng Sơn; QL 297- Đèo Hạ My huyện sơn Động đến thị trấn An Châu huyện Sơn Động thì tráng quốc lộ 31, đến ngã ba Tân Hoa huyện Lục Ngạn thì tách rẽ sang hướng về xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn rồi đi sang đất Lạng sơn;
Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên là 3.849,5 km², bằng 1,2% số diện tích tự nhiên của đấ nước. Trong tài liệu năm 2000, thì trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang, thì đất nông nghiệp là 32,4%; lâm nghiệp rừng chiếm 28,9% (có rừng); còn lại là sông suối, đồi núi, chưa sử dụng và đất khác.
Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, Bắc Giang có tốc độ phát triển đô thị hoá và phát triển công nghiệp hoá, đang diễn ra nhanh chóng. Theo thống kê thì Bắc Giang là một trong những tỉnh có tốc phát triển kinh tế cao và nằm trong các tỉnh, thành phố cao của cả nước, năm 2018 đạt 16,1%. Vì vây, điều này sẽ nảy sinh những mặt trái của xã hội đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường và nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.
3.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 64.667,05 tỷ đồng, tăng 15,96% so với năm 2017. Trong đó nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 6,48%; Công nghiệp và xây dựng tăng 24,4%; Dịch vụ tăng 6,52%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,73%.
Đối với khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,48%, khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng có mức tăng 24,4% so với cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp tăng 27,76%; tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 28,52% so với cùng kỳ) nguyên nhân do một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn như: Ngành sản xuất trang phục, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính,... trong kỳ đã duy trì được sản xuất, ký kết được các đơn hàng sản xuất ngay từ đầu năm nên hoạt động sản xuất được ổn định và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Khu vực dịch vụ tăng 6,52%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,72%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 3,38%.
Quy mô nền kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2018 theo giá hiện hành đạt 89.575 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 52,1 triệu đồng, tương đương 2.230 USD. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay, khu vực lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,41%; khu vực dịch vụ chiếm 27,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,41%
Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2014-2018 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng sản phẩm GDRP Tỷ
đồng 49.593 54.354 61.007 69.060 89.575
Cơ cấu tổng GDRP % 100 100 100 100 100
Khu vực nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản % 25,8 23,6 19,5 20,6 18,87 Khu vực công nghiệp -
xây dựng % 39,9 41,6 48,6 46,1 51,41 Khu vực dịch vụ % 34,3 34,8 31,8 33,3 29,72
(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Bắc Giang) * Chú trọng phát triển nông nghiệp và đầu tư xây dựng Nông thôn mới
Các cấp uỷ, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt “Chương trình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao đến năm 2018”; đã hoàn thành
công tác dồn điền đổi thửa. Sản xuất nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt ngành chăn nuôi- thuỷ sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt 19.918,3 tỷ đồng – giá so sánh năm 2010, tăng 6,45% so với năm 2017.
Tích cực thực hiện chương trình xây dựng phát triển đô thị, trung tâm huyện gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2018, định hướng đến năm 2020. Theo đó, các xã đạt chuẩn chỉ tiêu “Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu” khi đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định và đáp ứng đầy đủ các nội dung gồm: Đáp ứng các nội dung của chỉ tiêu 13.2 về xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020100%. Hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng Nông thôn mới, tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc huy động các nguồn vốn; chú trọng, khuyến kích vốn đóng góp của nhân dân đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm, vệ sinh môi trường, các thiết chế văn hoá cơ sở. Năm 2018 có huyện Việt Yên đạt chuẩn huyện Nông thôn mới, dự kiến hết năm 2019 có thêm 01 huyện Lạng Giang đạt chuẩn Nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hiện đại, chú trọng đẩy mạnh xã hội hoá nguồn vốn, ưu tiên đầu tư các địa bàn, các dự án, công trình trọng điểm.Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm đạt 2018 đạt 43.395 tỷđồng (chiếm