trình quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các NHTM Việt Nam nói riêng và BIDV nói chung cần triển khai nhiều giải pháp để dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế và mở rộng thị phần dịch vụ ra thị trường các nước phát triển. Một trong những giải pháp nói trên là việc tăng cường hợp tác của BIDV với NHNN và các NHTM khác nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai Basel II. Tăng cường trao đổi thông tin giữa các định chế tài ch nh sẽ giúp vạch ra lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hiệu quả của quá trình quản trị rủi ro t n dụng. Sự tương tác giữa NHNN là cơ quan đầu não quản lý và các NHTM cũng rất quan trọng. NHNN cần có văn bản hướng dẫn chi tiết yêu cầu nội dung để các NHTM có căn cứ thực hiện cũng như có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho ngân hàng Việt Nam. BIDV cũng như các NHTM khác cần thường xuyên, định kỳ báo cáo, cập nhật lộ trình triển khai Basel II, cũng như có ý kiến về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để NHNN nắm bắt và có định hướng chỉ đạo kịp thời, đảm bảo tiến độ thực hiện triển khai theo kế hoạch.
4.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền
Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong việc áp dụng Basel II.
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều khó khăn, để góp phần từng bước đưa hoạt động ngân hàng Việt Nam phù hợp với Basel II, NHNN đã tiến hành triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng các chuẩn mực Basel II. Ngày 17/03/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH phê duyệt lộ trình triển khai Chuẩn mực an toàn vốn Basel II trong ngành ngân hàng đến năm 2019. Theo đó đến năm 2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuân thủ Chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế hiện mới có hai ngân hàng là Vietcombank và VIB tuyên bố hoàn thành Basel II, đáp ứng yêu cầu của Thông tư 41. Các ngân hàng khác vẫn đang trong tiến trình “chạy đua” cho kịp giờ về đ ch trên con đường tiến tới chuẩn mực Basel II.
Ngoài ra, hiện nay NHNN mới ban hành Thông tư 41 và Thông tư 13 để triển khai Chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, chưa có ban hành hướng dẫn theo phương pháp xếp hạng nội bộ. Trong khi đó, đầu năm 2019 BIDV đã hoàn thành việc xây dựng phương pháp t nh vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ, nhưng chưa thể triển khai do chưa có quy định, hướng dẫn của NHNN.
Do đó, NHNN cần có định hướng và chỉ đạo kịp thời, thường xuyên và liên tục cập nhật, hoàn thiện các văn bản, khung pháp lý trong việc áp dụng Basel trong thời gian tới, tạo điều kiện cho các NHTM trong quá trình triển khai thực hiện Basel II trong quản trị rủi ro t n dụng nói riêng và trong toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung. Đồng thời xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các ch nh sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, đảm bảo các yếu tố kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện Basel II.
Một vấn đề quan trọng trong lộ trình thực hiện triển khai Basel II tại Việt Nam là việc đảm bảo các điều kiện vĩ mô. Lộ trình đảm bảo các điều kiện kinh tế vĩ mô tối thiểu phải kéo dài trong 5 năm. NHNN cần t ch cực hoàn thành việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với mục tiêu nâng cao sức mạnh toàn hệ thống trên cơ sở giảm bớt số lượng ngân hàng. Bên cạnh đó, Ch nh phủ cần đảm bảo chương trình phục hồi kinh tế trong thời gian tới để tạo điều kiện tốt nhất cho việc áp dụng Basel II.
NHNN và Ch nh phủ cần tiếp tục nghiên cứu về việc cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM đồng thời với việc yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước bảo đảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tối thiểu như định hướng của Ch nh phủ. Cho phép sử dụng một phần Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, đáp ứng đủ vốn an toàn tối thiểu theo Basel II.
Song song với quá trình này, NHNN cần hoàn thiện mô hình giám sát ngân hàng theo định hướng mô hình giám sát hợp nhất và hoàn thiện các quy định liên quan đến minh bạch thông tin đảm bảo kỷ luật thị trường theo tinh thần của Basel II. Ðối với phát triển mô hình quản trị rủi ro hệ thống, NHNN cần làm đầu mối để triển khai “Hệ thống cảnh báo sớm” hoặc các phương pháp tương đương để có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro toàn hệ thống, đảm bảo Việt Nam có hệ thống phòng ngừa và hạn chế rủi ro hệ thống trước khi ch nh thức áp dụng Basel II.
NHNN cũng cần nâng cao chất lượng thông tin t n dụng tại Trung tâm thông tin t n dụng CIC nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin từ ph a các NHNN, đồng thời có biện pháp chỉ đạo, tuyên truyền phù hợp hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin t n dụng. NHNN cần đảm bảo t nh cập nhật và ch nh xác của các thông tin về khách hàng, về khách hàng, bổ sung kịp thời các tiêu ch xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II và giám sát, quản lý và tạo lập thị trường dịch vụ thông tin t n dụng minh bạch, khách quan cho các tổ chức t n dụng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng. Theo chuẩn mực Basel, NHNN giữ vị tr đặc biệt quan trọng đối với sự ổn
định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng, nắm quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với tổ chức t n dụng khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đầu tiên, trong giai đoạn tới NHNN và Ch nh phủ cần tiếp tục hoàn thiện các ch nh sách quản lý, kiểm tra giám sát, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức t n dụng và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Khuôn khổ về ch nh sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản trị rủi ro của tổ chức t n dụng cần được xây dựng theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu việc ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực Basel II vào công tác thanh tra, giám sát và quy định về an toàn hoạt động đối với hệ thống tài chính ngân hàng, nền tảng và chuẩn mực an toàn cao hơn, tiệm cận các thông lệ quốc tế cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Thêm vào đó, NHNN cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở, đảm bảo sự độc lập về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel. Đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất ch nh trị và đạo đức tốt, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật.
Ngoài ra, NHNN cần tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài, chủ động tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài ch nh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Ở Chương 4, luận văn trình bày định hướng trọng tâm trong công tác quản trị rủi ro t n dụng của BIDV trong thời gian tới. Từ những hạn chế, thách thức và nguyên nhân đã được chỉ ra ở Chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro t n dụng theo chuẩn mực Basel II tại BIDV, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho BIDV nói riêng và các NHTM nói chung trong lộ trình triển khai Basel II trong công tác quản trị rủi ro t n dụng.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro t n dụng là nhiệm vụ quan trọng mà mỗi ngân hàng cần thực hiện trong nội bộ ngân hàng nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Hiện nay các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã nhận thức tốt hơn về vai trò của kiểm soát rủi ro t n dụng, chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro t n dụng trong kinh doanh và tiếp cận tới các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro t n dụng tại ngân hàng, luận văn đã nghiên cứu quản trị rủi ro r n dụng theo Basel II tại BIDV. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định t nh, thu thập dữ liệu, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi cùng với phương pháp thống kê, phân t ch. Nghiên cứu đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro t n dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II. Bằng số liệu thu thập được từ các báo cáo ngân hàng và dữ liệu thu được từ khảo sát, nghiên cứu đã phân t ch đánh giá thực trạng quản trị rủi ro t n dụng trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II. Từ những hạn chế, thách thức và nguyên nhân, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm gợi ý cho BIDV trong công tác quản trị rủi ro t n dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
Với những kết quả nghiên cứu trên, tác giả mong muốn sẽ có được những đóng góp hữu ch đối với việc hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại BIDV theo tiêu chuẩn Basel II.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. BIDV, 2016-Q1/2019. Báo cáo tài chính thường niên.
2. BIDV, 2016-Q1/2019. Báo cáo hoạt động tín dụng.
3. BIDV, 2018. Cẩm nang tham khảo về Basel và thông lệ tốt -Phiên bản 3 . 4. BIDV, 2014. Quyết định 3444/QĐ- PC v/v Ban hành Danh mục thuật ngữ, từ, cụm từ viết tắt được sử dụng trong các văn bản chế độ, văn bản nội bộ của BIDV.
5. Trần Đình Định, 2008. Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và qui định của Việt nam, Hà nội:NXB tư pháp, 6. Joel Bessis, 2011. Quản trị rủi ro trong ngân hàng (bản dịch tiếng việt), Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.
7. Trương Thị Hoài Linh, 2014. T nh tài sản có rủi ro t n dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với Ngân hàng Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22.
8. Phan Thị Linh, 2016. Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các ngân hàng thương mại Nhà nước, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016.
9. Tạ Đình Long, 2016. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Tài ch nh- ngân hàng.
10. Ngô Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc B ch, 2017. Quản trị rủi ro t n dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 12/2017.
11. Nguyễn Thị Kiều Minh, 2015. Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Master of Arts in Financial and Managerial Accounting, Berlin School of Economics and Law.
12. NHNN, 2013. Thông tư 02/NHNN: qui định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
13. NHNN, 2014. Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH: triển khai thực hiện qui định an toàn vốn theo Basel 2.
14. NHNN, 2016. Thông tư 41/2016/TT-NHNN v/v Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
15. NHNN (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
16. Nguyễn Văn Tiến, 2015. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.
17. Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015, Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II”, Tạp chí ngân hàng, số 18, tr 31-34.
Tiếng Anh
18. Basel Committee on Banking Supervision (2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework- Comprehensive Version.
19. Basel Committee on Banking Supervision (1998), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards.
20. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound credit risk Assessment and Valuation for Loans.
21. Basel II Team, Banking Policy Department (2004), Proposals for the Implementation of the New Basel capital adequacy standards (Basel II) in Hongkong, Hong Kong Monetary Authority.
22. Emily Jones & Alexandra O. Zeitz (2017),The limits of globalizing Basel banking standards, Journal of Financial Regulation, Volume 3, Issue 1, March 2017, Pages 89–124.
23. Jun Hua Sun (2009), Basel II implementation in the Chinese banking system,
Segal Graduate School of Business Final Projects.
24. Mun Chong Chin (2006), Basel II Implementation in Korea, Financial Supervisory Service.
25. Thorsten Beck, Emily Jones, and Peter Knaack (2018), Basel standards and developing countries—a difficult relationship.
PHỤ LỤC 01
NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
Nhóm Nguyên tắc Nội dung
Thiết lập môi trường RRTD phù hợp
1 Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong quản trị RRTD
2 Xác định nhiệm vụ của Ban Điều hành trong quản trị RRTD
3 Nhận diện và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng
Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh
4 Quy định rõ các tiêu ch cấp t n dụng phù hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết về khách hàng vay 5 Thiết lập giới hạn t n dụng ở cấp độ từng khách hàng đơn
lẻ cũng như cho các nhóm khách hàng liên quan
6 Quy định chi tiết đối với việc phê duyệt một khoản cấp tín dụng mới cũng như sửa đổi, cấp lại hạn mức hiện tại.