Những hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 86 - 89)

Thứ nhất, công nghệ trang bị tại BIDV chưa đáp ứng được công tác quản trị rủi ro t n dụng theo tiêu chuẩn Basel II.

Công nghệ hỗ trợ quản trị RRTD tại BIDV còn hạn chế. Đặc biệt là công nghệ hỗ trợ phân t ch, lượng hóa RRTD và đo lường vốn. Hiện nay BIDV thiết lập hệ thống thông tin t n dụng theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. Việc quản lý và sử dụng thông tin được trao quyền cho từng chi nhánh mà không tập trung tại hội sở ch nh. Do đó, chất lượng thông tin được sử dụng cho quá trình quản trị RRTD phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng quản lý của từng chi nhánh, khả năng kiểm soát chất lượng thông tin từ hội sở ch nh chưa thực sự cao.

Thêm vào đó, như đã phân t ch ở phần 3.2.2, BIDV hiện đang sử dụng nhiều chương trình, phần mềm độc lập để theo dõi, quản lý t n dụng, và các phần mềm này hiện vẫn chưa có sự liên kết dữ liệu với nhau, dẫn đến việc theo dõi, cập nhật, lập báo cáo t n dụng tốn nhiều thời gian và công sức, chưa đảm bảo t nh ch nh xác cao. Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân t ch rủi ro t n dụng vẫn còn thiếu t nh đồng bộ. Hiện nay, BIDV mới chỉ có hệ thống xếp hạng t n dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

Hệ thống các chỉ tiêu trong chương trình xếp hạng t n dụng nội bộ của BIDV vẫn chưa phản ánh được đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt. Trên thực tế, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Mặc dù BIDV đã có hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm khác nhau đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng hệ thống hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được hoàn toàn đặc thù hoạt động của từng ngành riêng biệt, cũng như độ nhạy của dư nợ t n dụng từng ngành đối với những biến đổi của nền kinh tế. Điều này dẫn đến khả năng phân t ch ngành nghề còn hạn chế, chưa đưa ra được những cảnh báo và định hướng đầy đủ cho hoạt động t n dụng, đặc biệt trong việc kiểm soát cấp t n dụng đối với những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả.

Một hạn chế khác của hệ thống này đó là t nh chủ quan. Hiện nay, hệ thống xếp hạng của BIDV vẫn cho phép cán bộ t n dụng tại Chi nhánh là người trực tiếp cập nhật thông tin đối với một số chỉ tiêu tài ch nh và phi tài ch nh. Các chỉ tiêu tài ch nh được cập nhật trên cơ sở thông tin tài ch nh do khách hàng cung cấp nên chưa hoàn toàn đảm bảo t nh ch nh xác, đầy đủ về dữ liệu. Một số chỉ tiêu phi tài ch nh được đánh giá mang t nh chất định t nh, dựa trên sự đánh giá của cán bộ t n dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có sự am hiểu đầy đủ các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và kiểm tra, kiểm soát các thông tin được cung cấp. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ t n dụng và được lãnh đạo t n dụng phê duyệt, kết quả xếp hạng t n dụng vẫn có thể được can thiệp để thay đổi bởi người thực hiện, do đó chưa đảm bảo t nh ch nh xác cao.

Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng t n dụng tại BIDVcòn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài ch nh trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân t ch xếp hạng t n dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. BIDV chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân t ch, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, t n dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai, hệ thống thông tin và lưu trữ dữ liệu chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo Basel II.

Để thực hiện thành công Basel II, vấn đề cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng. Việc thực hiện các dự án liên quan đến Basel II đòi hỏi các thông tin về khách hàng, tài sản bảo đảm cần thiết phải được lưu trữ trong thời gian từ 3 - 5 năm và các dữ liệu về nợ xấu phải được lưu trữ từ 5 - 7 năm. Đây cũng là một thách thức của đa số các ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II. Hiện BIDV đã sử dụng nhiều hệ thống khác nhau cùng một lúc, với những kho dữ liệu lưu trữ khác nhau. Điều này gây nên t nh không nhất quán trong việc thu thập, tổng hợp các thông tin được đưa ra trong các báo cáo thống kê, phân t ch, làm giảm t nh ch nh xác của các dữ liệu thống kê. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng chưa được kiểm

duyệt một cách chặt chẽ và cập nhật thường xuyên. Thông thường, các Ban tại Trụ sở ch nh chỉ yêu cầu các dữ liệu báo cáo định kỳ hoặc đột theo yêu cầu của Ban điều hành, khi đó sẽ gửi yêu cầu về cho chi nhánh. Các chi nhánh là đơn vị sẽ thu thập các số liệu trên và gửi lại cho hội sở ch nh, và tại một số chương trình hiện nay việc khai thác thông tin dữ liệu trên hệ thống chỉ được phân quyền cho chi nhánh, hội sở ch nh chưa có quyền khai thác cũng như kiểm soát lại t nh ch nh xác của dữ liệu. Ngoài ra, hiện nay BIDV vẫn yêu cầu độ dài dữ liệu là 3 năm tài ch nh khi nhập thông tin khách hàng doanh nghiệp trên hệ thống xếp hạng t n dụng nội bộ, trong khi các chuẩn mực quốc tế đã yêu cầu dải dữ liệu doanh nghiệp tối thiểu 5 - 7 năm để đảm bảo t nh ch nh xác của tình hình tài ch nh doanh nghiệp.

Thứ ba, BIDV thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một trong những khó khăn khi cân nhắc việc ứng dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại BIDV là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề không riêng BIDV và các NHTM Việt nam đều phải đối mặt. Việc nắm vững và vận hành được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Kỹ năng phân t ch và dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu và đều là những yêu cầu cao đặt ra cho nguồn nhân lực ngân hàng tại thời điểm này

Các NHTM Việt Nam đang cạnh tranh để có thể giữ chân những chuyên gia giỏi, am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thông qua ưu đãi về chế độ làm việc như lương thưởng,v.v…Tuy nhiên với yêu cầu cao và tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, số lượng những chuyên gia giỏi vẫn cần có sự bổ sung lớn. Chi ph cho những khóa học với chuyên gia nước ngoài cùng lĩnh vực thường rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cam kết của những người đi học. Do đó, vấn đề cấp thiết của BIDV là phải tự xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi để tiếp thu, phát triển, kế tục những kết quả đạt được từ các dự án do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)