Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu 2.1.2. Diễn giải quy trình
Luận văn đặt ra vấn đề nghiên cứu là quản trị rủi ro t n dụng theo Basel II tại BIDV. Sau khi xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu (đã trình bày tại Lời mở đầu), tác giả tiến hành nghiên cứu như sau:
Cơ sở lý luận
Nội dung quản trị rủi ro t n dụng tại NHTM theo chuẩn mực Basel II
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp
Xử lý dữ liệu bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh,…
Đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II
tại BIDV
Vấn đề cần nghiên cứu
Quản trị rủi ro t n dụng theo Basel II tại BIDV
Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II tại BIDV
Đầu tiên, tác giả hệ thống lại các cơ sở lý luận về nội dung quản trị rủi ro t n dụng theo Basel II tại NHTM. Tại bước này, tác giả tổng hợp tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về quản trị rủi ro t n dụng theo Basel II, làm rõ các khái niệm RRTD, nguyên nhân và các chỉ tiêu đánh giá RRTD, nội dung quản trị RRTD, các tiêu chuẩn và nguyên tắc quản trị RRTD theo Basel II.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân t ch, thống kê, so sánh,… để xử lý dữ liệu. Tác giả tiến hành thu thập cả số liệu sơ cấp (bằng cách thực hiện khảo sát) và số liệu thứ cấp.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đánh giá thực trạng quản trị rủi ro t n dụng tại BIDV. Theo đó, luận văn thực hiện đánh giá các nội dung sau: (1) lộ trình triển khai áp dụng Basel II trong quản trị RRTD tại BIDV; (2) mức độ tuân thủ tiêu chuẩn của Basel II trong quản trị RRTD dựa trên kết quả khảo sát; (3) mức độ hiệu quả của việc quản trị RRTD theo Basel II tại BIDV.
Từ việc đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế, thách thức và nguyên nhân trong quản trị RRTD theo Basel II, luận văn đề xuất một số giải pháp cho BIDV nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II trong thời gian tới.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
2.2.1. Đối với dữ liệu sơ cấp
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là lãnh đạo và cán bộ nhân viên tại Hội sở ch nh và các Chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội thuộc các bộ phận liên quan đến t n dụng. Việc khảo sát được thực hiện qua internet (gửi email). Các nội dung thực hiện khảo sát bao gồm: (1) Mức độ nhận biết về Basel II; (2) Lợi ch – thách thức khi triển khai Basel II; (3) Mức độ tuân thủ Basel II trong quản trị RRTD tại BIDV. Nội dung chi tiết của phiếu khảo sát tại Phụ lục 02.
Tổng số phiếu khảo sát gửi đi là 300 phiếu, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 289 phiếu. Trong đó:
+ Đối tượng tham gia khảo sát gồm 70% là Chuyên viên, 21% giữ chức vụ Trưởng/phó phòng tại Chi nhánh và 9% Trưởng/phó Ban tác nghiệp tại Hội sở chính.
+ Về trình độ học vấn: 57% trình độ Đại học, 43% trình độ Sau đại học và 0% Trung cấp/Cao đẳng.
+ Về thời gian công tác: 8% có thời gian công tác dưới 1 năm, 26% công tác từ 1-5 năm, 45% công tác từ 5-10 năm và 21% trên 10 năm.
2.2.1.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp
Bước 1: Tổng hợp nội dung trả lời theo từng chủ đề Kết quả khảo sát được tổng hợp theo các nội dung sau: - Mức độ nhận biết về Basel II;
- Lợi ch – thách thức khi triển khai Basel II;
- Mức độ tuân thủ Basel II trong quản trị RRTD tại BIDV. Bước 2: Phân t ch kết quả trả lời
Các câu hỏi đưa ra những nhận định trên thang điểm từ 1-5, sau khi tổng hợp nội dung trả lời, tác giả tiến hành phân t ch, đánh giá kết quả trả lời theo các chủ đề đã nêu trên.
Bước 3: Đưa ra các kết luận sơ bộ
Trên cơ sở kết quả phân t ch đánh giá, tác giả tiến hành tổng hợp và rút ra các kết luận sơ bộ đối với vấn đề nghiên cứu.
Việc sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập được nhằm bổ sung thêm các thông tin cần thiết, hữu ch phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
2.2.2. Đối với dữ liệu thứ cấp
2.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có các phân t ch, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, đảm bảo t nh logic giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, ngoài việc sử dụng các câu hỏi khảo sát, tác giả còn thu thập các dữ liệu thứ cấp để phục vụ việc nghiên cứu bao gồm:
Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản bao gồm các giáo trình, sách tham khảo liên quan đến quản trị rủi ro t n dụng, các tài liệu của BCBS về Hiệp ước Basel II. Đây là cơ sở nền tảng cho các nội dung nghiên cứu của luận văn.
Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có t nh kế thừa. Bao gồm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài quản trị RRTD ở các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực Basel II. Việc nghiên cứu những tài liệu này để học hỏi kinh nghiệm, cách làm của những người đi trước, đồng thời tìm ra những khoảng trống nghiên cứu để tiếp tục khám phá những tài liệu mới.
Thứ ba, nguồn tài liệu có t nh thời sự và thực tiễn, bao gồm những số liệu liên quan đến t n dụng, nội dung quản trị RRTD tại BIDV theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, các quy trình, quy định, ch nh sách cấp t n dụng và các tài liệu nội bộ khác của BIDV, các ch nh sách, văn bản pháp luật và báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin từ sách báo, tạp ch , đài phát thanh, truyền hình, internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
2.2.2.2. Xử lý số liệu thứ cấp
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập thông tin, cần tổng hợp và chọn lọc, phân loại theo các nhóm thông tin như theo địa lý (tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài), theo thời gian (thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông tin dự báo trong tương lai). Ngoài ra, tác giả còn chọn lọc, tóm tắt những thông tin cơ bản, phù hợp với nội dung nghiên cứu, những thông tin mới có điểm khác biệt với những thông tin trước.
- Phương pháp phân t ch: Sau khi thu thập được thông tin, dữ liệu, tác giả chọn lọc các yếu tố ch nh, sau đó tiến hành phân t ch số liệu cũng như các chỉ tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau như phương pháp so sánh, liên hệ, biểu đồ, đồ thị,...
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ
tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị t nh, cách t nh và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài ch nh. Thiết kế nghiên cứu của phương pháp so sánh:
+ So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Số tuyệt đối được t nh bằng chỉ tiêu kỳ sau trừ đi chỉ tiêu kỳ trước, nhằm thể hiện quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân t ch với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể. Việc so sánh bằng số tương đối (bằng tỷ trọng số chênh lệch tuyệt đối trên chỉ tiêu kỳ gốc) sẽ giúp nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
+ So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động.
- Phương pháp liên hệ, đối chiếu: Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân t ch sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng nghiên cứu, đồng thời xem xét t nh cân đối của các chỉ tiêu trong quá trình hoạt động. Có các mối quan hệ phổ biến như:
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Sau khi thu thập số liệu, t nh toán các chỉ tiêu cần so sánh, tác giả sử dụng phương pháp đồ thị để tiếp tục phân t ch.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, tác giả nêu ra quy trình nghiên cứu cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học để làm la bàn cho quá trình nghiên cứu, phân t ch thực trạng quản trị RRTD theo chuẩn mực Basel II tại BIDV ở chương tiếp theo.
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
3.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Ch nh phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Ch nh phủ. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Sau khi thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 28 tháng 12 năm 2011, kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, BIDV ch nh thức chuyển sang vận hành với tư cách một NHTM cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Năm 2016 BIDV trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên cán mốc giá trị tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng. Qua hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV giữ vững vị thế là một trong bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam.
Về mạng lưới hoạt động, BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp, phủ k n 63 tỉnh/ thành phố trên cả nước với tổng số điểm mạng lưới đến 31/12/2018 bao gồm: 01 trụ sở chính, 190 chi nhánh trong nước và 01 chi nhánh tại Myanmar, 871 phòng giao dịch, 02 văn phòng đại diện trong nước và 05 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 02 đơn vị trực thuộc, 13 công ty con (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018).
3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý:
- Mô hình bộ máy, tổ chức quản lý của BIDV (tại thời điểm 31/12/2018):
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của BIDV
- Mô hình cơ cấu tổ chức chi nhánh tại Việt Nam:
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của BIDV
Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức các chi nhánh của BIDV
Ban Giám đốc
Khối QLNB Khối trực thuộc
Khối QLRR Khối Tác nghiệp
Khối QLKH Các Phòng Khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản lý nội bộ (hoặc tách thành Phòng Kế hoạch – Tài chính và Tổ chức hành chính) Phòng/Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Các Phòng giao dịch
3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2018
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài ch nh cơ bản
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu/Năm 2015 2016 2017 2018 Mức tăng trƣởng 16/15 17/16 18/17 Tổng tài sản 850.670 1.006.381 1.202.284 1.313.038 18,30% 19,47% 9,21% Vốn huy động 658.701 797.689 943.496 1.029.662 21,10% 18,28% 9,13% Dư nợ t n dụng 598.434 723.697 866.885 988.739 20,93% 19,79% 14,06%
Lợi nhuận trước thuế 7.473 7.709 8.665 9.473 3,16% 12,40% 9,32%
Lợi nhuận sau thuế 5.901 6.229 6.946 7.542 5,56% 11,51% 8,58%
Vốn điều lệ 34.187 34.187 34.187 34.187 0% 0% 0% Vốn chủ sở hữu 42.335 44.144 48.834 54.551 4,27% 10,62% 11,71% ROA 0,79% 0,67% 0,63% 0,60% -0,12% -0,04% -0,03% ROE 15,5% 14,41% 14,9% 14,6% -1,09% 0,49% -0,30% Tỷ lệ nợ xấu 1,61% 1,95% 1,62% 1,90% 0,34% -0,33% 0,28% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) >9% >9% >9% 10,43%
Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy tổng giá trị tài sản đều tăng qua các năm trong đó năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao nhất 19,47% so với năm 2016. Tổng giá trị tài sản t nh đến 31/12/2018 đạt 1.313.038 tỷ đồng, tăng trưởng 9,21% so với năm 2017 và BIDV tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng có quy mô lớn nhất trên thị trường Việt Nam. Nguồn vốn huy động của BIDV cũng tăng trưởng theo các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2016-2017. Năm 2018 BIDV vẫn duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững, t nh đến 31/12/2018 số dư vốn huy động của Ngân hàng là 1.029.662 tỷ đồng, tăng trưởng 9,13% so với năm 2017. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2015-2018 dư nợ tín dụng cũng đạt mức tăng trưởng cao (bình quân trên 15%). T nh đến 31/12/2018 dư nợ tín dụng đạt 988.739 nghìn tỷ, đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, và chiếm 13% thị phần toàn ngành.
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng qua các năm, trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất là vào năm 2017 (11,51%). Năm 2018 BIDV công bố lợi nhuận sau thuế đạt 7.542 trđ, tăng trưởng 8,58% so với năm 2017. Tỷ trọng ROA, ROE duy trì ở mức ổn định.
Từ năm 2015 đến nay, BIDV luôn đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Trong năm 2018, BIDV đã thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu theo tinh thần của Nghị quyết số 42/NQ-QH và lộ trình tại phương án cơ cấu lại BIDV giai đoạn 2016-2020. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,9%, đảm bảo mục tiêu kiểm soát theo phương án cơ cấu lại đã đề ra. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 31,05% (đảm bảo dưới 45% theo quy định). Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn là 86%, đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN ở mức kiểm soát 90%.
Các hệ số an toàn vốn từ năm 2015-2018 đều đạt trên 9% (năm 2018 công bố tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,02%, hợp nhất đạt 10,34%) đáp ứng mức quy định tối thiểu của NHNN. Trong năm 2018, BIDV đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu tăng vốn với tổng giá trị 5.000 tỷ, đồng thời được Chính Phủ, NHNN chấp thuận đề án phát hành 17,65% số lượng cổ phiếu cho đối tác chiến lược, vốn cấp 1 của BIDV dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 18 nghìn tỷ đồng.
3.2. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triểnViệt Nam TMCP Đầu tƣ và Phát triểnViệt Nam
3.2.1. Lộ trình triển khai các dự án Basel II về quản trị RRTD tại BIDV
Với quyết tâm triển khai thành công Basel II, ngày 15/09/2014, Chủ tịch HĐQT BIDV đã ký quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Triển khai Basel II tại BIDV do Tổng Giám đốc trực tiếp làm Trưởng ban và 85 thành viên thuộc các đơn vị nghiệp vụ khác nhau. Tiếp đó, ngày 26/03/2015, BIDV thành lập Ban Quản lý dự án Tư vấn rà soát Báo cáo phân t ch chênh lệch và xây dựng kế hoạch tổng thể triển