5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Hệ thống bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2.1. Khái quát về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1997 trên cơ sở chia tách từ (BHXH Vĩnh Phú cũ) theo Quyết định số 1607/QĐ-BHXH ngày 16/09/1997 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh đƣợc quy định tại Điều 2, Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 nhƣ sau:
- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.
- Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định.
- Thực hiện giải quyết hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi ngƣời tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tƣợng tham gia, hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
- Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, hƣớng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh. - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
3.1.2.2. Mạng lưới Bảo hiểm xã hội và tình hình các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tổ chức thành 11 phòng chức năng và 09 BHXH Huyện, Thành, Thị trực thuộc BHXH tỉnh làm nhiệm vụ quản lý thu; quản lý chi; quản lý cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý quỹ BHXH, BHYT và giải quyết chính sách cho ngƣời lao động, cụ thể nhƣ sau:
Các phòng chức năng của BHXH tỉnh bao gồm:
1. Phòng Chế độ BHXH. 2. Phòng Giám định BHYT. 3. Phòng Quản lý thu. 4. Phòng khai thác và Thu nợ. 5. Phòng Cấp sổ, thẻ. 6. Phòng tổ chức cán bộ. 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính. 8. Phòng Kiểm tra.
9. Phòng Công nghệ thông tin.
10. Phòng tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính. 11. Văn Phòng.
BHXH huyện, thành, thị trực thuộc tỉnh bao gồm:
1. BHXH thành phố Vĩnh Yên. 2. BHXH thị xã Phúc Yên. 3. BHXH huyện Vĩnh Tƣơng. 4. BHXH huyện Yên Lạc. 5. BHXH huyện Tam Dƣơng. 6. BHXH huyện Bình Xuyên. 7. BHXH huyện Sông Lô. 8. BHXH huyện Lập Thạch. 9. BHXH huyện Tam Đảo.
Về nhân sự, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 275 cán bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và nhiệm vụ chuyên môn. Trong những năm
trị và trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan, góp phần thực hiện thắng lợi các kế hoạch đặt ra.
Hơn 20 năm thành lập và phát triển, với phƣơng châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đƣợc mở rộng, đa dạng. Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các doanh nghiệp nhà nƣớc; khối đảng, đoàn, học sinh; khối xã phƣờng, thị trấn; khối DNNQD và doanh nghiệp FDI; HTX và hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Kết quả thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.3. Đối tƣợng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Đơn vị
TT Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 2,014 2,015
1 Khối DNNN TW ở tỉnh 52 56 55 53 54
2 Khối DNNN tỉnh 18 18 15 15 15
3 Khối DNNN ở Quận huyện 13 9 13 14 14
6 Khối học sinh, đảng, đoàn 843 869 961 995 1012
9 Khối NN xã phƣờng, thị trấn 213 176 169 169 169
4 Khối doanh nghiệp FDI 72 72 86 88 96
5 Khối DN ngoài quốc doanh 710 782 801 868 972
7 Khối ngoài công lập 26 30 10 12 13
8 Khối HTX 111 112 109 107 106
10 Hộ sxkd cá thể, tổ hợp tác 22 23 24 28 36
Tổng cộng 2,080 2,147 2,243 2,349 2,487
Tỷ lệ tăng (%) 8 3 4 5 6
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Đối tƣợng là đơn vị tham gia BHXH bắt buộc đều tăng qua các năm, nhƣng đối tƣợng tham gia trên địa bàn chƣa đồng đều, các khối nhà nƣớc; doanh nghiệp nhà nƣớc; doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc tƣơng đối đầy đủ, chấp hành tốt Luật BHXH. Tuy nhiên khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc tham gia BHXH bắt buộc còn thấp, năm 2015 tổng số
gia BHXH bắt buộc, đặc biệt số lƣợng các hộ sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác đông đảo nhƣng tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của đối tƣợng này cũng còn rất thấp, hàng năm mới chỉ có chƣa đầy 100 hộ kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc.
Bảng 3.4. Đối tƣợng ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 2,014 2,015
1 Khối DNNN TW ở tỉnh 6,406 6,208 6,150 6,126 5,842
2 Khối DNNN tỉnh 4,051 3,702 3,705 3,852 4,407
3 Khối DNNN ở Quận huyện 1,618 1,773 1,652 1,641 1,575
4 Khối học sinh, đảng, đoàn 27,799 29,272 30,431 30,313 30,701
5 Khối NN xã phƣờng, thị trấn 3,638 3,098 3,261 3,439 3,370
6 Khối doanh nghiệp FDI 39,941 41,932 49,283 54,690 64,650
7 Khối DN ngoài quốc doanh 19,644 19,480 20,126 21,585 25,286
8 Khối ngoài công lập 416 524 88 100 101
9 Khối HTX 904 830 759 718 722
10 Hộ sxkd cá thể, tổ hợp tác 62 85 67 79 109
Tổng cộng 104,479 106,904 115,522 122,543 136,763
Tỷ lệ tăng (%) 2 8 6 12
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Số lƣợng ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh tăng hàng năm, năm 2012 tăng 2% so với năm 2011 đạt tỷ lệ tăng thấp do suy thoái kinh tế, nhƣng sang năm 2013, 2014 và năm 2015 bắt đầu phục hồi với mức tăng từ 6% đến 8% hàng năm, đặc biệt năm 2015 tăng 12% so với năm trƣớc. Trong các khối đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, thì lao động ở các doanh nghiệp FDI tham gia đông đảo nhất, trong khi lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc và các hộ kinh doanh cá thể mới đạt thấp, nên cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động và kiểm tra để nâng cao tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc ở các khối này.
Bảng 3.5. Tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 2,014 2,015
1 Lao động đã tham gia
BHXH bắt buộc 104,479 106,904 115,522 122,543 136,763
2 Lao động từ 15 tuổi trở lên 562,939 566,892 576,145 575,944 592,650 3 Tỷ lệ bao phủ BHXH bắt
buộc (%) 19 19 20 21 23
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2015
Tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều tăng qua các năm, năm 2011 là 19%, năm 2012 là 19%, năm 2013 là 20 và năm 2014 tăng lên 21% và đặc biệt năm 2015 tăng lên 23%, điều này thể hiện nỗ lực của cán bộ nhân viên ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. So với mặt bằng chung trên cả nƣớc hiện nay, thì tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là hơn 20%, nhƣ vậy chỉ tính riêng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa bao gồm cả đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh, thì tỷ lệ bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cao hơn so với tỷ lệ bao phủ BHXH bình quân trên cả nƣớc.