Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.2.1. Bài học về nội dung quản lý

Để thực hiện quản lý tốt đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD thì trƣớc tiên phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của các Cấp ủy đảng, Ban

giám đốc, trƣởng các phòng ban của BHXH tỉnh/huyện, coi trọng công tác lập kế hoạch và giám sát triển khai thực hiện kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể trong việc triển khai công việc, định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, giải pháp để đạt đƣợc kế hoạch đã đề ra.

1.2.2.2. Bài học về các biện pháp quản lý

Thông qua các kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Nguyên và BHXH thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cần học tập các bài học nhƣ:

Bài học về biện pháp tuyên truyền: Tuyên truyền là biện pháp đầu tiên và rất quan trọng trong việc phổ biến Luật BHXH và các văn bản liên quan đến mọi ngƣời dân, chủ sử dụng lao động, thông qua các phƣơng tiện tuyên truyền nhƣ tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp trên các phƣơng tiện báo chí, đài phát thanh, internet… làm cho các nội dung cần tuyên truyền về BHXH bắt buộc đến ngƣời tiếp nhận một cách nhanh nhất, rộng rãi nhất, truyền tải đƣợc nhiều nội dung nhất và với chi phí thấp nhất. Từ đó nâng cao nhận thực về quyền lợi, nghĩa vụ và tính tự giác trong việc tham gia BHXH bắt buộc.

Bài học về biện pháp phối hợp với UBND, Cơ quan lao động, Cục thuế, Thanh tra, Liên đoàn lao động, Cơ quan thi hành án… các cấp trên địa bàn là rất quan trọng trong việc đôn đốc, thanh tra kiểm tra, xử lý đối với ngƣời lao động và chủ DNNQD trong việc thực hiện Luật BHXH. Cơ quan BHXH tỉnh/huyện phải ký Biên bản phối hợp với các cơ quan trên để quản lý đối tƣợng lao động và các DNNQD trên địa bàn, định kỳ, cuối năm phải tiến hành tổng kết để rút kinh nghiệm và đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý.

Bên cạnh các kinh nghiệm nhƣ trên, bản thân ngành BHXH cũng phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tham mƣu sửa đổi bổ sung các chính sách để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động; tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tiến tới thực hiện giao dịch điện tử trên toàn hệ thông, nhằm tạo

mọi thuận lợi cho ngƣời lao động và doanh nghiệp thực hiện kê khai, giao dịch, hƣởng chế độ.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm những vấn đề gì? nó chịu tác động những yếu tố nào?

Thực trạng công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nhƣ thế nào? Những thành tựu và hạn chế? Nguyên nhân của những hạn chế?

Những giải pháp nào nhằm tăng cƣờng quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm tới?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)