Kinh nghiệm quản lý BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 53 - 55)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

quốc doanh của một số địa phương

a. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Nguyên

Để quản lý tốt lĩnh vực BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhƣ:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thực hiện Luật BHXH, về đối tƣợng đóng, căn cứ đóng và các quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH. Công tác tuyên truyền bao gồm cả nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền và biện pháp tuyên truyền. Mỗi đối tƣợng phải có nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền cho phù hợp.

Về phƣơng thức tuyên truyền, thứ nhất: Cơ quan BHXH đã chủ động tiếp cận trực tiếp với chủ DNNQD, giải đáp mọi vƣớng mắc, tạo niềm tin, sự an tâm cho doanh nghiệp và cho ngƣời động đối với việc tham gia BHXH, BHYT. Hàng tháng, cán bộ chuyên quản đến thăm hỏi các doanh nghiệp, vừa thăm hỏi tình hình sản xuất kinh doanh, vừa tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng, kịp thời giải đáp những vƣớng mắc, tạo sự thông hiểu, gắn bó giữa doanh nghiệp,

ngƣời lao động và cơ quan BHXH. Lựa chọn những đơn vị làm ăn phát đạt, có uy tín và ảnh hƣởng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn để vận động tham gia BHXH, BHTN đầy đủ, tạo sự kích thích các doanh nghiệp khác noi theo. Thứ hai: Tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin báo chí. Hợp tác với đài truyền thanh, truyền hình địa phƣơng tổ chức đối thoại trực tiếp trên sóng phát thanh, truyền hình, kịp thời tuyên truyền, giải thích và hƣớng dẫn dƣ luận hiểu đúng về chế độ BHXH.

BHXH thƣờng xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ cho cán bộ. Cán bộ cơ quan BHXH phải đƣợc trang bị kiến thức vững vàng, có đủ tự tin xử lý những tình huống, nhất là khi xuống cơ sở hƣớng dẫn nghiệp vụ BHXH. Khi tiếp cận doanh nghiệp, họ thƣờng thắc mắc những vấn đề xoay xung quanh Luật Lao động, Luật BHXH, Luật việc làm. Đây là yêu cầu chính đáng mà cán bộ BHXH phải có trách nhiệm giải thích đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Cơ quan BHXH soạn thảo những vấn đề trọng tâm, in thành cuốn cẩm nang hƣớng dẫn kỹ năng tiếp xúc đơn vị, kinh nghiệm giảng bài, kỹ thuật ghi chép, mẫu biểu.

Tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử qua mạng internet, tạo điều kiện thuận lợi để cho ngƣời lao động và đơn vị sử dụng lao động thực hiện kê khai, đăng ký tham gia BHXH, BHTN, giải quyết chế độ chính sách BHXH đƣợc nhanh chóng, thuận lợi.

BHXH tỉnh Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, Phòng Lao động Thƣơng binh - Xã hội, Liên đoàn lao động, Thanh tra, Chi cục thuế trên địa bàn, thực hiện thanh kiểm tra liên ngành để nắm bắt tình hình các doanh nghiệp: Về số lao động thƣờng xuyên, số lao động đƣợc ký hợp đồng lao động, số lao động đƣợc tham gia BHXH. Đối với các đơn vị có điều kiện nộp BHXH, BHTN nhƣng cố tình kéo dài thời gian không tham gia BHXH hoặc để nợ đọng, chây ỳ, vi phạm Luật BHXH thì kiên quyết xử lý.

Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh những năm gần đây có xu hƣớng phát triển mạnh về số lƣợng, tập trung vào một số ngành nghề nhƣ cơ khí, xây dựng, chế biến lâm sản, thƣơng mại - dịch vụ. Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn thị xã có 128 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với trên 3.500 lao động nhƣng chỉ có khoảng 48% số lao động đƣợc đóng BHXH. Ngoài ra, tình trạng nộp chậm, nộp thiếu, nợ đọng tiền BHXH ở các doanh nghiệp diễn ra thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng đến kế hoạch thu hàng tháng, quý, năm và gây trở ngại khi giải quyết các chế độ BHXH cho ngƣời lao động.

Đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, để lao động trên địa bàn đƣợc tham gia BHXH, BHXH thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện các giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao công tác tuyên truyền cho chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động nhận thức rõ quy định của Luật Lao động, Luật BHXH, các chế độ khi tham gia BHXH, các phòng ban chuyên môn cần hƣớng dẫn cho doanh nghiệp các thủ tục hành chính liên quan đến kê khai thang lƣơng, bảng lƣơng để đăng ký nộp BHXH.

Thứ hai, kiến nghị các cơ quan chức năng cần có các chế tài buộc các

đơn vị sử dụng lao động phải đóng BHXH cho lao động của mình. Cụ thể nhƣ nếu đơn vị sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH thì không cấp giấy phép kinh doanh. Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội tham mƣu UBND Thị xã ra quyết định xử phạt những đơn vị sử dụng lao động thực hiện sai quy định của Luật BHXH theo Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)