5. Bố cục của luận văn
1.1.2. Hệ thống các chế độ BHXH
1.1.2.1. Hệ thống BHXH cách phân loại của quốc tế (Theo công ước 102)
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã nêu trong Công ƣớc Giơnevơ số 102 (1952), hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
(1). Chăm sóc y tế: Chế độ này đƣợc thiết kế nhằm mục đích trợ cấp cho ngƣời lao động chi phí khám chữa bệnh trong trƣờng hợp ngƣời lao động bị ốm đau bệnh tật. Ngày nay, chế độ chăm sóc y tế đã trở thành một chế độ lớn đƣợc gọi là Bảo hiểm y tế, và không chỉ đƣợc thực hiện đối với ngƣời lao động mà là chính sách xã hội chung cho tất cả mọi ngƣời dân. Ở các nƣớc phát triển, chế độ BHYT trở thành chính sách BHYT toàn dân.
(2). Trợ cấp ốm đau: Mục đích của chế độ này là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi bị ốm đau bệnh tật, không đi làm đƣợc và không đƣợc ngƣời sử dụng lao động trả lƣơng.
(3). Trợ cấp thất nghiệp: Nhằm bù đắp một phần thu nhập bị mất của ngƣời lao động khi bị thất nghiệp, không có việc làm.
(4). Trợ cấp tuổi già: Đây là một chế độ BHXH lớn, đƣợc xây dựng với mục đích trợ cấp thu nhập cho ngƣời lao động khi về già, không còn làm việc nữa.
(5). Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: là chế độ BHXH nhằm trợ cấp phần thu nhập bị giảm hoặc mất của ngƣời lao động do bị giảm hoặc mất sức lao động từ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
(6). Trợ cấp gia đình: Đây là một chế độ BHXH lớn và thƣờng chỉ đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển, với mục đích cung cấp cho ngƣời lao động thêm một nguồn tài chính để trang trải chi phí nuôi con ăn học, khám chữa bệnh.
(7). Trợ cấp thai sản: Chế độ này đƣợc thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời phụ nữ khi sinh con, trên cơ sở thay thế phần thu nhập không đƣợc ngƣời sử dụng lao động trả trong thời gian nghỉ sinh con.
(8). Trợ cấp tàn tật: Chế độ này nhằm mục đích trợ cấp thu nhập cho ngƣời lao động để họ ổn định cuộc sống khi không may gặp rủi ro dẫn đến tàn
phế. Ở các nƣớc phát triển, chế độ này không chỉ áp dụng riêng đối với ngƣời lao động mà đối với tất cả các thành viên trong xã hội.
(9). Trợ cấp tử tuất: là chế độ BHXH đƣợc thiết kế nhằm trợ cấp một phần thu nhập cho thân nhân ngƣời lao động đang sống phụ thuộc vào họ, nếu chẳng may ngƣời lao động bị chết. Thân nhân ngƣời lao động có thể là vợ, chồng, bố ruột, mẹ ruột, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con ruột, con nuôi…
Nhìn vào các chế độ trên theo Công ƣớc 102 thì trừ chế độ trợ cấp thất nghiệp, thì tất cả các chế độ còn lại đều gắn với một yếu tố sinh học nào đó nhƣ: ốm đau, thƣơng tật, sinh đẻ, nuôi con, tuổi già và chết, tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng tới thu nhập chung của ngƣời lao động.
Theo quy định của Công ƣớc 102, thì bất kỳ một quốc gia nào tham gia Công ƣớc đều phải thực hiện ít nhất 3 chế độ nêu trên, trong đó phải bao gồm các chế độ bắt buộc nhƣ sau: Hoặc trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già, hoặc trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất. Tuy nhiên các chế độ này quy định rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng nƣớc với những trình độ phát triển khác nhau nhƣng phải tuân theo quan điểm ƣu tiên của Tổ chức ILO về các chế độ bảo hiểm trong hệ thống an sinh xã hội.
1.1.2.2. Hệ thống BHXH Ở Việt Nam (theo Luật BHXH của Việt Nam) Thứ nhất: Chế độ BHXH bắt buộc
Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11, Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2006, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007 và Luật BHXH số 58/2014/QH13, Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, thì hệ thống các chế độ BHXH của Việt Nam bao gồm:
- Trợ cấp ốm đau. - Trợ cấp thai sản.
- Trợ cấp tử tuất.
Thứ hai: Chế độ BHXH tự nguyện
Chế độ BHXH theo Luật BHXH số 71/2006/QH11, Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2006 bao gồm các chế độ:
- Hƣu trí. - Tử tuất.
Thứ ba: Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật BHXH số 71/2006/QH11, Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2006 bao gồm các chế độ nhƣ sau:
- Trợ cấp thất nghiệp. - Hỗ trợ đào tạo nghề. - Hỗ trợ tìm việc làm.
Nhƣ vậy, kể từ khi Luật BHXH số 71/2006/QH11 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007, BHXH Việt Nam đã đƣa vào áp dụng:
- BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà bắt buộc ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải tham gia, Luật BHXH Việt Nam (năm 2006) quy định đối tƣợng tham gia BHXH sẽ đƣợc hƣởng bao gồm 5 chế độ: Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất. Và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.
- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà ngƣời lao động tự nguyện tham gia, có quyền lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập hàng tháng của mình; đối với loại hình này, Luật BHXH Việt Nam (năm 2006) quy định ngƣời tham gia BHXH tự nguyện sẽ đƣợc hƣởng 2 chế độ bao gồm: Trợ cấp hƣu trí, tử tuất. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008.
- Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm mà bắt buộc ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia khi sử dụng từ 10 lao động trở lên, và không thuộc đối tƣợng công chức Nhà nƣớc và ngƣời đứng đầu
với ngƣời lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp sẽ đƣợc hƣởng các quyền lợi sau: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Mỗi chế độ BHXH khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở nhƣ: sinh học, kinh tế - xã hội, điều kiện môi trƣờng lao động…
Luật BHXH ra đời đã đánh đấu một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống các chế độ an sinh xã hội ở Việt Nam.
1.1.3. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
1.1.3.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(*) Khái niệm về khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 quy định:
"Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh". Trong đó, bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.
Doanh nghiệp nhà nƣớc là doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nhà nƣớc đứng ra thành lập và tổ chức quản lý hoạt động.
Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc (doanh nghiệp ngoài quốc doanh) là toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tƣ nhân đứng ra thành lập, đầu tƣ kinh doanh và đứng ra tổ chức quản lý.
Thành phần của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: (1) Doanh nghiệp tƣ nhân.
(2) Công ty hợp danh. (3) Công ty TNHH. (4) Công ty cổ phần.
(5) Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. (6) Doanh nghiệp tập thể (HTX)
Từ các thành phần của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nêu trên, ta có thể lại phân chia khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hình thức sở hữu, có vốn đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong nƣớc thành:
(1) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chỉ có vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong nƣớc).
(2) Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI).
(*) Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật BHXH như sau:
Là công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bao gồm:
- Ngƣời làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp
đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng, kể cả Hợp đồng lao động đƣợc ký kết giữa đơn vị với ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời dƣới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Ngƣời làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dƣới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
- Ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng;
- Ngƣời lao động là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
Ngƣời sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của Luật BHXH như sau:
Ngƣời lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mƣời hai tháng đến ba mƣơi sáu tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dƣới 12 tháng.
Ngƣời sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
(*) Đặc điểm về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đóng góp nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nƣớc, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác và có xu hƣớng tăng nhanh qua các năm.
Lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có các đặc điểm nhƣ sau: - Số lƣợng lao động lớn, đông đảo, đa số là lao động trẻ.
- Là lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo, có tay nghề, tác phong công nghiệp nhƣng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI.
- Ý thức chấp hành các quy định, pháp luật chƣa cao nhất là lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc.
Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách để tạo điều kiện cho khu vực này phát triển cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề, nâng cao trình độ của ngƣời lao động, nâng cao ý thức chấp hành phát luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
1.1.3.2. Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng và tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a. Mức đóng, trách nhiệm đóng
Theo quy định của Luật BHXH thì mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc quy định nhƣ sau:
Thứ nhất: Mức đóng và trách nhiệm đóng của ngƣời lao động.
Ngƣời lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, hằng tháng đóng bằng 8% mức liền lƣơng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất; 1% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai: Mức đóng và trách nhiệm đóng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp hằng tháng đóng trên quỹ tiền lƣơng đóng BHXH của ngƣời lao động quy định tại đơn vị nhƣ sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + 14% vào quỹ hƣu trí và tử tuất.
+ 1% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
b. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
Theo quy định tại điều 94 của Luật BHXH số 71/2006/QH11 và tại điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QD13 thì tiền lƣơng tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đƣợc quy định là tiền lƣơng ghi trong Hợp đồng lao động, cụ thể nhƣ sau:
- Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015, tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lƣơng, tiền công ghi trên Hợp đồng lao động.
- Từ 01/01/2016, tiền lƣơng tháng đóng BHXH là mức lƣơng và phụ cấp lƣơng theo quy định của pháp luật lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lƣơng tháng đóng BHXH là mức lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Ngoài ra mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc còn được quy định cụ thể như sau:
+ Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
+ Ngƣời lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lƣơng đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
+ Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lƣơng cơ sở thì mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lƣơng cơ sở.
c. Phương thức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, địa bàn và phƣơng thức trả lƣơng cho ngƣời lao động, mà doanh nghiệp có thể đăng ký việc đóng BHXH bắt buộc vào quỹ theo các hình thức sau đây:
- Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lƣơng tháng của những ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc của từng ngƣời lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp trả lƣơng theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phƣơng thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng BHXH bắt buộc theo địa bàn
Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
1.1.3.3. Nội dung công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a) Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(*) Sơ đồ quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Ghi chú:
Hồ sơ chuyển đi giải quyết: Hồ sơ đã giải quyết trả về:
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Nguồn: Quyết định số 959/QĐ-BHXH, 2015 Bộ phận một cửa Bộ phận Quản lý thu