Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 65 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành

Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội:

- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thƣơng hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhƣng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía

- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha. Vùng này chiếm phần lớn diện

tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nƣớc.

Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.

Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phƣờng, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn nhƣ Đại Lải, Xạ Hƣơng, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là

nguồn cung cấp nƣớc cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tƣờng,

Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cƣ đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.

3.1.1.3. Tình hình doanh nghiệp và lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh nghiệp quốc doanh 19 19 18 18 18

2 Doanh nghiệp FDI 74 74 86 88 96

3 Doanh nghiệp NQD 2,588 2,858 2,897 3,014 3,175

Tổng 2,681 2,951 3,001 3,120 3,289

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2015

Hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn góp của các nhà đầu tƣ trong nƣớc, đƣợc thành lập và hoạt động theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã.

Hệ thống doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập, hoạt động và phát triển khá nhanh trong những năm qua, số lƣợng doanh nghiệp năm 2011 là 2.681 doanh nghiệp, thì đến năm 2015 đã tăng lên 3.289 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong cơ cấu hệ thống doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì hệ thống doanh nghiệp Nhà nƣớc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, năm

2011 là 19 doanh nghiệp và năm 2015 còn 18 doanh nghiệp, số doanh nghiệp Nhà nƣớc có xu hƣớng giảm phù hợp với chủ chƣơng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc của Nhà nƣớc. Số lƣợng doanh nghiệp FDI cũng có số lƣợng nhỏ, năm 2015 là 96 doanh nghiệp, nhƣng đây đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động. Còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh qua các năm, năm 2011 là 2.588 doanh nghiệp, năm 2015 tăng lên 3.175 doanh nghiệp.

Bảng 3.2. Số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh nghiệp quốc doanh 4,431 4,563 4,112 4,085 3,862

2 Doanh nghiệp FDI 41,264 44,436 51,022 55,789 65,361

3 Doanh nghiệp NQD 56,870 55,387 58,044 61,250 66,135

Tổng 102,565 104,386 113,178 121,124 135,358

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2015

Về quy mô số lƣợng lao động làm việc tại các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 cho thấy, số lƣợng lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc là 3.862 ngƣời, lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI là 65.361 ngƣời, còn lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc là 66.135 ngƣời, số lƣợng lao động làm việc ở các doanh nghiệp FDI và DNNQD tăng nhanh theo các năm, đặc biệt là lao động tại các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)