5. Bố cục của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối vớ
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD và đã đạt đƣợc những kết quả tích cực nhƣ sau:
- Đã tổ chức, thực hiện quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 và Luật BHXH
sửa đổi số 58/2014/QH13 và Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011; Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam.
- Tính đến hết năm 2015, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện kê khai, làm thủ tục tham gia BHXH bắt buộc đúng chế độ, chính sách cho hơn 1,068 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 89,936 lao động làm việc tại các doanh nghiệp này.
- Đã xắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện/thị/thành phố và BHXH tỉnh.
Mặc dù quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, tuy nhiên quy trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn một số bất cập, cụ thể:
- Quy trình chƣa quy định cụ thể trong việc rà soát và xây dựng kế hoạch quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD.
- Chƣa quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc khác nhƣ cơ quan Quản lý lao động, Sở lao động, Cục thuế, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, Liên đoàn lao động tỉnh... trong việc phối hợp quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.
- Chƣa có sự phối hợp giữa cán bộ làm công tác quản lý đối tƣợng với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.
3.2.2. Công tác lập kế hoạch về đối tượng tham gia
Hàng năm BHXH tỉnh đều lập kế hoạch về phát triển, quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có đối tƣợng là các DNNQD và doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Căn cứ và tỉnh hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và tỉnh hình thực hiện BHXH bắt buộc của đối tƣợng, BHXH tỉnh có điều chỉnh, bổ sung và phân bổ giao cho phòng ban BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành thị tổ chức thực hiện.
Bảng 3.6. Kế hoạch về số lƣợng đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc các năm
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Doanh nghiệp FDI 68 72 78 87 92
2 Doanh nghiệp NQD 645 760 798 840 920
Tổng 713 832 876 927 1,012
Tỷ lệ tăng 17 5 6 9
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Công tác lập kế hoạch về đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đƣợc Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, chỉ đạo, kế hoạch về đối tƣợng bao gồm cả số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn chỉ chiếm số lƣợng ít so với các DNNQD trong nƣớc, nhƣng đây đều là các doanh nghiệp có quy mô tƣơng đối lớn, sử dụng nhiều lao động nhƣ các công ty sản xuất cơ khí, ô tô, lắp ráp điện tử, may mặc... Còn đối với các DNNQD trong nƣớc có số lƣợng nhiều, những quy mô sử dụng lao động nhỏ.
Kế hoạch phát triển đối tƣợng doanh nghiệp NQD đƣợc xây dựng năm sau cao hơn năm trƣớc, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại địa phƣơng. Kế hoạch năm 2012 tăng 17% so với kế hoạch năm 2011, năm 2013 tăng 5% so với năm 2012 do suy thoái kinh tế, các năm 2014 và 2015 tăng lần lƣợt là 6% và 9% so với kế hoạch năm trƣớc.
Bảng 3.7. Kế hoạch về số lƣợng lao động làm việc tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc các năm
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Doanh nghiệp FDI 34,500 40,500 44,500 52,000 60,000
2 Doanh nghiệp NQD 18,900 20,000 20,500 21,100 23,000
Tổng 53,400 60,500 65,000 73,100 83,000
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Về kế hoạch số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại các DNNQD tham gia BHXH bắt buộc đƣợc xây dựng cụ thể nhƣ sau: Năm 2012 là 60.500 ngƣời, tăng 13% so với năm 2011, các năm 2013, 2014 và 2015 tăng lần lƣợt là 7%, 12% và 14% so với năm liền kề, năm 2015 tƣơng ứng với 83.000 lao động.
Công tác lập kế hoạch về đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD bao gồm đối tƣợng doanh nghiệp và đối tƣợng ngƣời lao động đã đƣợc quan tâm trong những năm qua, và là căn cứ triển khai thực hiện chế độ, chính sách về BHXH. Mặc dù vậy, công tác lập kế hoạch vẫn còn hạn chế nhƣ:
- Công tác lập kế hoạch và giao kế hoạch mới chỉ chú trọng vào số thu, các doanh nghiệp có quy mô lớn mà chƣa chú trọng nhiều đến số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại đây phải tham gia, nên việc rà soát, kiểm tra, tuyên truyền vận động nhiều doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít lao động tham gia BHXH bắt buộc còn hạn chế.
- Việc xây dựng kế hoạch nhìn chung mới chỉ dựa vào kế hoạch của BHXH Việt Nam giao để triển khai mà chƣa bám sát vào tình hình thực tế tại địa phƣơng.
3.2.3. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch về đối tượng tham gia
Bảng 3.8. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Doanh nghiệp FDI 72 72 86 88 96
2 Doanh nghiệp NQD 710 782 801 868 972
Tổng 782 854 887 956 1,068 Tỷ lệ tăng (%) 9 4 8 12
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Đối với số lƣợng DNNQD bao gồm cả DNNQD trong nƣớc và doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc có mức tăng khá tốt qua các năm, năm
năm 2015 tăng lên 12%. Mức tăng qua các năm tăng dần, điều này cho thấy mức độ phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ ý thức tham gia BHXH của các doanh nghiệp và khả năng quản lý của cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc tốt hơn.
Bảng 3.9. Số lƣợng lao động làm việc ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Doanh nghiệp FDI 39,941 41,932 49,283 54,690 64,650
2 Doanh nghiệp NQD 19,641 19,480 20,126 21,585 25,286
Tổng 59,582 61,412 69,409 76,275 89,936
Tỷ lệ tăng (%) 3 13 10 18
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Đối với ngƣời lao động làm việc tại các DNNQD tham gia BHXH bắt buộc thì có mức tăng cao hơn so với mức tăng của doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc, ngoài trừ năm 2012 số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng 3% so với năm 2011 do suy thoái kinh tế, còn lại các năm 2013, 2014 và năm 2015 đều có mức tăng cao từ 10 đến 18% so với các năm trƣớc.
Công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đặc biệt là công tác quản lý đối tƣợng tại các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên công tác quản lý đối tƣợng cũng có những khó khăn nhƣ:
- Đến năm 2015, thì trên địa bàn tỉnh có hơn 3.271 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc, nhƣng mới chỉ có 1.068 doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc, tức là còn hơn 2.203 doanh nghiệp chƣa tham gia BHXH bắt buộc, các doanh nghiệp chƣa tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, rất nhỏ, mỗi doanh nghiệp sử dụng ít lao động.
- Tƣơng ứng với số doanh nghiệp là số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại đây chƣa tham gia BHXH bắt buộc. Tính đến hết năm 2015, có 66.135 lao động làm việc tại các DNNQD trong nƣớc, nhƣng mới chỉ có 25.286 lao động tham gia BHXH bắt buộc, còn hơn 40.849 lao động chƣa tham gia BHXH bắt buộc.
- Công tác bố trí nhân lực làm công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc còn chƣa hợp lý, cán bộ làm công tác quản lý đối tƣợng còn mỏng trong khi số lƣợng doanh nghiệp rất lớn, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm quản lý nhiều doanh nghiệp dẫn đến quá tải, không có nhiều thời gian để quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp chƣa tham gia BHXH.
Bảng 3.10. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị tính: Phần trăm
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Thực hiện
Doanh nghiệp FDI 72 72 86 88 96
Doanh nghiệp NQD 710 782 801 868 972
Tổng 782 854 887 956 1,068
2 Kế hoạch
Doanh nghiệp FDI 68 72 78 87 92
Doanh nghiệp NQD 645 760 798 840 920
Tổng 713 832 876 927 1,012
3 Tỷ lệ thực hiện kế hoạch (%) 110 103 101 103 106
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ viên chức, công chức BXHH tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tổ chức thực hiện Luật BHXH, BHYT, Luật việc làm trên địa bàn, mà trong những năm qua công tác lập kế hoạch và tổ chức quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc
số lƣợng DNNQD, năm 2011 thực hiện đạt 110% kế hoạch, năm 2012, 2013 mức thực hiện đạt kế hoạch giảm xuống còn 103% và 101% do chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, tuy nhiên sang năm 2014, 2015 thì mức thực hiện so với kế hoạch tăng dần lên từ 103% đến 106%.
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch nêu trên, ngoài trừ năm 2013 có mức hoàn thành thấp nhất là 101%, thì các năm còn lại đều có mức hoàn thành cao hơn, điều này cho thấy nỗ lực của cán bộ ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên mức hoàn thành kế hoạch một số năm có tỷ lệ đạt cao nhƣ năm 2011 là 110%, năm 2015 là 106% cũng cho thấy công tác lập kế hoạch còn dựa vào kế hoạch của BHXH đƣa ra, mà chƣa chú trọng đến công tác dự báo, nắm bắt tình hình thực tế của các DNNQD trên địa bàn, để xây dựng kế hoạch sát với thực tế.
Bảng 3.11. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về số lƣợng lao động làm việc tại DNNQD tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị tính: Phần trăm
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Thực hiện
Doanh nghiệp NQD 39,941 41,932 49,283 54,690 64,650
Doanh nghiệp FDI 19,641 19,480 20,126 21,585 25,286
Tổng cộng 59,582 61,412 69,409 76,275 89,936
2 Kế hoạch
Doanh nghiệp NQD 34,500 40,500 44,500 52,000 60,000
Doanh nghiệp FDI 18,900 20,000 20,500 21,100 23,000
Tổng cộng 53,400 60,500 65,000 73,100 83,000
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Về việc thực hiện kế hoạch số lƣợng ngƣời lao động tại các DNNQD tham gia BHXH bắt buộc, năm 2011 thực hiện đạt 112% kế hoạch, năm 2012 giảm xuống còn 102%, các năm 2013, 2014 và 2015 tăng lên lần lƣợt là 107%, 104% và 108%.
Tƣơng tự công tác lập kế hoạch về số lƣợng doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch về số lƣợng ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng còn chƣa sát thực tế, nên kết quả thực hiện còn cao hơn nhiều so với kế hoạch.
Bảng 3.12. Tỷ lệ DNNQD tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 DNNQD đã tham gia BHXH
bắt buộc
Doanh nghiệp FDI 72 72 86 88 96
Doanh nghiệp NQD 710 782 801 868 972
Tổng 782 854 887 956 1,068 2 DNNQD hoạt động ở tỉnh
Doanh nghiệp FDI 74 74 86 88 96
Doanh nghiệp NQD 2,588 2,858 2,897 3,014 3,175 Tổng 2,662 2,932 2,983 3,102 3,271 3 Tỷ lệ DN FDI TG BHXH bắt buộc (%) 97 97 100 100 100 4 Tỷ lệ DN NQD TG BHXH bắt buộc (%) 30 30 31 32 34 5 Tỷ lệ DN FDI + DNNQD TG BHXH bắt buộc (%) 29 29 30 31 33
Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ số DNNQD trên địa bàn tham gia BHXH bắt buộc còn thấp. Cụ thể, tỷ lệ DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số DNNQD trên địa bàn tỉnh năm 2011 mới đạt 29%, các năm 2012 đến 2015 lần lƣợt là 29%, 30%, 31% và 33%.
Tỷ lệ DNNQD tham gia BHXH đạt tỷ lệ thấp có nhiều nguyên nhân nhƣ: ý thức tham gia BHXH bắt buộc của nhiều DNNQD chƣa cao, công tác triển khai thực hiện quản lý BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc còn chƣa tốt, cụ thể: công tác lập kế hoạch còn chƣa sát tình hình thực tế của doanh nghiệp tại địa phƣơng, nhân sự làm công tác quản lý đối tƣợng còn mỏng, công tác tuyên truyền vận động, thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
Bảng 3.13. Tỷ lệ ngƣời lao động làm việc tại các DNNQD tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lao động đã tham gia BHXH
bắt buộc
Doanh nghiệp FDI 39,941 41,932 49,283 54,690 64,650
Doanh nghiệp NQD 19,641 19,480 20,126 21,585 25,286
Tổng 59,582 61,412 69,409 76,275 89,936 2 Lao động ở DNNQD tại tỉnh
Doanh nghiệp FDI 41,264 44,436 51,022 55,789 65,361
Doanh nghiệp NQD 56,870 55,387 58,044 61,250 66,135
Tổng 98,134 99,823 109,066 117,039 131,496 3 Tỷ lệ LĐ FDI tham gia
BHXH bắt buộc (%) 97 94 97 98 99 4 Tỷ lệ LĐ DNNQD tham gia
gia BHXH bắt buộc (%)
Nguồn: Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, 2015
Đối với số lƣợng ngƣời lao động làm việc tại DNNQD tham gia BHXH bắt buộc cũng đạt tỷ lệ thấp, năm 2011 là 61%, các năm 2012 đến 2014 lần lƣợt là 62%, 64% và 65%, năm 2015 tăng lên 68% lực lƣợng lao động làm việc trong khu vực này tham gia BHXH bắt buộc.
Trong khu vực DNNQD thì việc tham gia BHXH bắt buộc và chấp hành Luật BHXH của khối doanh nghiệp FDI tốt hơn rất nhiều đối với DNNQD trong nƣớc, về số lƣợng doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2011 đến năm 2015 là từ 97% đến 100%, trong khi khối DNNQD trong nƣớc mới chỉ tham gia từ 30% đến 34% số lƣợng doanh nghiệp có trên địa bàn. Về số lƣợng lao động làm việc tại doanh nghiệp FDI tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2011 đến năm 2015 cũng đạt tỷ lệ cao từ 94% đến 99%, trong khi tại DNNQD trong nƣớc chỉ là từ 35% đến 38%. Điều này cho thấy ý thức chấp hành Luật BHXH của khối Doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với các DNNQD trong nƣớc. Đồng thời công tác quản lý đối tƣợng đối với các DNNQD trong nƣớc của cơ quan BHXH tỉnh còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung quản lý chủ yếu những doanh nghiệp có quy mô, sử dụng nhiều lao động để thuận tiện trong quá trình quản lý, mà chƣa chú trọng quản lý các DNNQD trong nƣớc có số lƣợng nhiều, nhƣng quy mô nhỏ, mỗi đơn vị sử dụng ít lao động.
3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý tình hình thực hiện kế hoạch về đối tượng tham gia
Các phòng BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành thị trực thuộc tỉnh thƣờng xuyên, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch về đối tƣợng tham gia, nhất là đối với các DNNQD trên địa bàn, rà soát các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp đã tham gia và tuyển dụng thêm lao động để có