Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 57)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu về tổng số lao động đang làm việc năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu, đƣợc công bố thông qua Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Thu thập dữ liệu về tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 trên địa nghiên cứu đƣợc công bố trên Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.

Thu thập kế hoạch phát triển về số lƣợng lao động, số lƣợng các DNNQD năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.

Thu thập tổng số lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại các DNNQD, tổng số DNNQD (bao gồm DNNQD trong nƣớc và Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI) đang tham gia BHXH bắt buộc năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục đích thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm số ngƣời lao động và số lƣợng DNNQD, đánh giá về mức độ đã tham gia BHXH bắt buộc của ngƣời lao động trên tổng số lao động đang làm việc tại các DNNQD, đánh giá mức độ tham gia BHXH bắt buộc của các DNNQD trên tổng số các DNNQD đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

- Phƣơng pháp thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn

Mục đích: Thu thập dữ liệu về nhân thân; Doanh nghiệp đang làm việc; Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại các DNNQD; Nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự tham gia BHXH bắt buộc; Dự báo xu hƣớng tham gia những năm tới; Giải pháp chủ yếu để quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc tại các DNNQD.

Nội dung: Đối với phiếu điều tra ngƣời lao động làm việc tại các DNNQD, phiếu điều tra bao gồm 18 câu hỏi, bao gồm 14 câu hỏi thu thập thông tin và 4 câu hỏi trắc nghiệm có sẵn phƣơng án lựa chọn. Đối với phiếu điều tra cán bộ quản lý BHXH bắt buộc, phiếu điều tra bao gồm 8 câu hỏi, trong đó có 4 câu hỏi thu thập thông tin và 4 câu hỏi trắc nghiệm có sẵn phƣơng án lựa chọn.

Đối tƣợng điều tra, khảo sát:

Đối với đối tƣợng điều tra, phỏng vấn là ngƣời lao động làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bao gồm: ngƣời lao động là công nhân, ngƣời lao động làm công tác công đoàn trong công ty, làm công tác nhân sự và làm ngƣời quản lý trong công ty.

Đối với đối tƣợng điều tra, phỏng vấn là cán bộ quản lý nhà nƣớc, bao gồm: cán bộ làm công tác quản lý BHXH bắt buộc, cán bộ làm công tác quản lý lao động tại Sở lao động, cán bộ thuế, cán bộ của Sở kế hoạch và Đầu tƣ, cán bộ ở UBND...

- Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra và địa bàn điều tra: Điều tra 100 mẫu đối với ngƣời lao động làm việc ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cán bộ quản lý nhà nƣớc theo các đối tƣợng nên trên. Trong đó bao gồm 35 phiếu phỏng vấn ngƣời lao động làm việc tại các DNQND trong nƣớc, 35 phiếu phỏng vấn ngƣời lao động làm việc tại các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) và 30 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý BHXH bắt buộc, cán bộ Sở lao động, công đoàn, Cục thuế, Sở kế hoạch và Đầu tƣ, UBND...

- Công thức xác định mẫu khảo sát:

Đối với doanh nghiệp FDI, năm 2015 có 96 doanh nghiệp hoạt động, cỡ mẫu đƣợc chọn là 35, khoảng cách mẫu là 96/35 = 2. Số của doanh nghiệp đầu tiên đƣợc chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên: Bốc thăm một trong số 2 mẫu giấy có đánh số từ 1-2, bốc đƣợc số 1 nên ta bắt đầu bằng doanh nghiệp thứ 1 và sau đó, cứ 2 doanh nghiệp ta lấy 1, lần lƣợt nhƣ vậy cho tới khi ta lấy đủ 35. Doanh nghiệp đƣợc lấy theo các số: 1,3,5,7,9,11,13…

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc, năm 2015 có 3.175 doanh nghiệp, mẫu đƣợc chọn là 35, khoảng cách mẫu là 3.175/35=90. Số của doanh nghiệp đầu tiên đƣợc chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên: Bốc thăm một trong số 90 mẫu giấy có đánh số từ 1-90, bốc đƣợc số 1 nên ta bắt đầu bằng doanh nghiệp thứ 1 và sau đó, cứ 90 doanh nghiệp ta lấy 1, lần lƣợt nhƣ vậy cho tới khi ta lấy đủ 35. Doanh nghiệp đƣợc lấy theo các số: 1,91,181,271, 361, 451…

Đối với 5 cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan đến quản lý doanh nghiệp và ngƣời lao động, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Cục thuế, Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở lao động và thƣơng binh xã hội, UBND, mỗi cơ quan phỏng vấn sáu cán bộ quản lý.

- Cách thức thu thập số liệu phỏng vấn: Phỏng vấn từng cán bộ quản lý và từng ngƣời lao động đối với từng câu hỏi trong mẫu phỏng vấn. Ngƣời đƣợc phỏng vấn có thể trực tiếp điền các thông tin và ký vào phiếu phỏng vấn, hoặc có

thể ngƣời phỏng vấn sẽ ghi chép lại các câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng phấn, sau đó ngƣời đƣợc phỏng vấn ký vào phiếu điều tra để thu thập thông tin.

- Phƣơng pháp dùng các thƣớc đo và thang đo: Để đánh giá tình hình BHXH bắt buộc, tác động của BHXH bắt buộc, mức độ đạt đƣợc của chính sách BHXH bắt buộc nguyên nhân và những yêu cầu, mong muốn của các đối tƣợng thụ hƣởng cũng nhƣ các cán bộ quản lý các cấp, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ tác động các biến độc lập đến biến phụ thuộc tác giả quy ƣớc:

- Mean < 2.50: Mức thấp - Mean = 2.5 - 3.24: Mức trung bình - Mean = 3.25 - 3.49: Mức trung bình khá - Mean = 3.50 - 3.99: Mức khá

- Mean = 4.0 trở lên: Mức cao

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Sau khi thu thập phiếu điều tra, phỏng vấn, số liệu sẽ đƣợc xử lý và tính toán bằng phần mềm SPSS.

2.2.3. Phương phá p phân tích thông tin

- Phương phá p thống kê mô tả

Khái niệm: Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Ý nghĩa: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra đối với ngƣời lao động làm việc tại các DNNQD và cán bộ quản lý Nhà nƣớc về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, số liệu thu thập đƣợc: Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc thông qua các phiếu điều tra, các số liệu đƣợc tổng hợp, trình bầy, tính toán thang đo, trên cơ sở đó sẽ khái quát

đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng tới việc tham gia BHXH bắt buộc, các giải pháp để quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

- Phương phá p so sánh

+ Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, số liệu này với sự vật, sự việc, số liệu khác có nét tƣơng đồng

+ Ý nghĩa của phƣơng pháp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh việc thực hiện kế hoạch quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, so sánh số lƣợng ngƣời lao động tại các DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động đang làm việc tại các DNNQD, so sánh số lƣợng các DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số các DNNQD có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ So sánh, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, số liệu thu thập đƣợc: Trên cơ sở kết quả thu thập đƣợc, tiến hành so sánh việc thực hiện kế hoạch nhƣ thế nào, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của ngƣời lao động, của DNNQD nhƣ thế nào, biến động giữa các năm ra sao.

- Phương phá p dự báo

Khái niệm: Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc

Ý nghĩa: Phƣơng pháp này sẽ giúp dự báo đƣợc những nguyên nhân cơ bản về việc chƣa tham gia BHXH bắt buộc, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của ngƣời lao động và và DNNQD trong những năm tới.

Dự bảo các kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở các số liệu, thông tin đã thu thấp đƣợc, sẽ dự báo đƣợc các vấn đề quan trọng cần thực hiện để quản lý tốt đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

Tăng cƣờng quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD đƣợc thể hiện thông qua việc thực hiện kế hoạch quản lý đối tƣợng, số lƣợng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc biến động hàng năm, số lƣợng đối tƣợng còn chƣa tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, để quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các DNNQD ngƣời ta thƣờng dựa vào các chỉ tiêu nhƣ sau:

2.3.1. Chỉ tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch quản lý người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại các DNNQD

Cho thấy hiệu quả trong công tác xây dựng kế hoạch quản lý đối tƣợng là ngƣời lao động, cũng nhƣ trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý đối tƣợng ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc

Công thức tính chỉ tiêu:

Tỷ lệ thực hiện kế hoạch quản

lý ngƣời lao động =

Tổng số lao động làm việc tại các QNNQD đã tham gia

BHXH bắt buộc trong năm kế hoạch

× 100 Tổng số lao động phải tham gia

BHXH bắt buộc tại các DNNQD theo kế hoạch

2.3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch quản lý các DNNQD tham gia BHXH bắt buộc bắt buộc

Chỉ tiêu này cho thấy tổng quan về số lƣợng các DNNQD đang hoạt động trên địa bàn tình Vĩnh Phúc cũng nhƣ sự hiệu quả trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý DNNQD tham gia BHXH bắt buộc

Công thức tính chỉ tiêu: Tỷ lệ thực

hiện kế hoạch quản

Tổng số DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trong

lý DNNQD = năm kế hoạch × 100 Tổng số DNNQD phải

tham gia BHXH bắt buộc theo kế hoạch

2.3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ số lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tham gia BHXH bắt buộc so với tổng số lao động của các doanh nghiệp này tham gia BHXH bắt buộc so với tổng số lao động của các doanh nghiệp này thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc

Chỉ tiêu này thể hiện tổng số lao động đang làm việc tại các DNNQD, sự biến động lao động giữa các năm và kết quả trong công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

Công thức tính chỉ tiêu: Tỷ lệ tổng số lao động tại các DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động làm việc

tại các DNNQD

=

Tổng số lao động làm việc tại các DNNQD đã tham gia BHXH

bắt buộc

× 100 Tổng số lao động

đang làm việc tại các DNNQD

2.3.4. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tham gia BHXH bắt buộc so với tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc BHXH bắt buộc so với tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc

Cho thấy tổng quan về số lƣợng và sự biến động của các DNNQD trên địa bàn nghiên cứu, cũng nhƣ kết quả quản lý đối tƣợng là DNNQD tham gia BHXH bắt buộc. Công thức tính chỉ tiêu: Tỷ lệ tổng số DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số DNNQD trên địa bàn = Tổng số DNNQD đã tham gia BHXH bắt buộc

× 100 Tổng số DNNQD

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành

Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội...

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội:

- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thƣơng hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhƣng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía

- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha. Vùng này chiếm phần lớn diện

tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nƣớc.

Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.

Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phƣờng, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Trong vùng còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)