Đi ̣nh hướng đổi mới PPDH trong dạy học Li ̣ch sử ở trườngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT​ (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.1.4. Đi ̣nh hướng đổi mới PPDH trong dạy học Li ̣ch sử ở trườngTHPT

Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lươ ̣ng đào ta ̣o thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đươ ̣c xem là khâu vô cùng quan tro ̣ng ở tất cả các cơ sở giáo dục. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” (27)

Trong chương trình giáo du ̣c phổ thông tổng thể ban hành ngày 27/12/2018 đã đề câ ̣p đến viê ̣c : “ đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.” [23;tr9]

Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập

+ Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập.

+Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS – HS

+ Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học).

Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, tuy thuộc vào đă ̣c thù và mu ̣c tiêu của từng môn học. Chương trình đổi mới môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Dạy ho ̣c Li ̣ch sử phải mang tính khoa ho ̣c, hê ̣ thống, chú tro ̣ng đến viê ̣c thực hành, phát triển năng lực, đồng thời giáo du ̣c tư tưởng, tình cảm cho HS. Việc đổi mới cách thức và nâng cao hê ̣ thống câu hỏi có ý nghĩa quan tro ̣ng đối với viê ̣c đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c Li ̣ch sử với mu ̣c tiêu hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS. Việc đă ̣t câu hỏi đóng vai trò chủ đa ̣o trong bất kì các PPDH nào và nó càng trở nên quan tro ̣ng khi thực hiê ̣n PPDH tích cực.

1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của viê ̣c sử du ̣ng câu hỏi trong da ̣y ho ̣c Li ̣ch sử nhằm phá t triển năng lực tìm hiểu li ̣ch sử cho ho ̣c sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng câu hỏi trong dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở trường THPT​ (Trang 26 - 27)