8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.3. Đảm bảo tính đa da ̣ng trong viê ̣c thiết kế câu hỏi
Lịch sử là sự phản ánh một giai đoạn xã hội do đó việc đặt câu hỏi phải phản ánh toàn diện, khách quan. Điều này giố ng với quan điểm đổi mớ i của nhà nước nhằm hình thành cho học sinh một cách nhìn toàn diện, chính xác, chân thực về quá khứ .
Muốn sử dụng tốt các câu hỏi liên môn, GV phải tìm tòi, tích lũy kiến thức ở các lĩnh vực, môn học liên quan làm giàu có vốn hiểu biết của mình. Các câu hỏi mang tính đa dạng, liên môn sẽ tạo sự hấp dẫn học tập đồng thời mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh.
VD: khi dạy bài 24 “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII” để tìm hiểu về văn học giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm và kể những câu truyện dân gian trong tập truyện “Trạng Quỳnh” để thấy được sự phong phú và đa dạng của văn học dân gian đồng thời góp phần tạo không khí hào hứng trong tiết học.
Tính đa dạng của câu hỏi còn được thể hiện ở sử dụng nhiều loại câu hỏi ở nhiều thời điểm khác nhau trong giờ học. Để đem lại hiệu quả tối ưu trong giờ học cần xen kẽ các loại câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao với số lượng hợp lý phù hợp với nội dung từ bài học và khả năng nhận thức của HS. Lịch sử luôn hướng đến tính xác thực, đúng với bản chất sự kiện nên việc sử dụng câu hỏi đa dạng với nhiều nguồi tài liệu khác nhau đặc biệt là sử liệu gốc là rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp kiến thức còn rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS.
2.2.4. Đảm bảo tính hê ̣ thống
Ảnh hưởng đến sự thành công trong việc lĩnh hội kiến thức là tính hệ thống. Zancop đã từng nói: “ Quá trình lĩnh hội là một loạt những bậc thang nhỏ mà học sinh phải đi qua để đạt đến kết quả mong muốn.” Kiến thức là một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, không rách rời, riêng lẻ, biệt lập. Sử dụng câu học phải có tính logic. Nội dung các bài học trước và sau đều có liên quan, gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực tế đã cho thấy những người nắm vững tính hệ thống, logic thì thường suy luận rất nhanh và chính xác hơn.
2.3.Quy trình sử du ̣ng câu hỏi trong da ̣y ho ̣c Li ̣ch sử để phát triển năng lực tìm hiểu Li ̣ch sử cho HS ở trường THPT
Để sử dụng câu hỏi trong DHLS nhằm phát triển NL tìm hiểu lịch sử cho HS ở trường THPT đạt hiệu quả tốt nhất cần tiến hành theo một quy trình nhất định, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy
Bước 2: Lựa chọn nội dung đặt câu hỏi Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án
Bước 4: Tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp Bước 5: Cải tiến câu
Trước hết, phải xác định mục tiêu bài dạy khi sử dụng câu hỏi trong dạy học. Mục tiêu bài học chính là “đích” cuối cùng mà hoạt động học tập hướng tới. Vì vậy, việc xác định mục tiêu chính xác sẽ giúp GV xây dựng hệ thống các câu hỏi, phương pháp sử dụng câu hỏi để khai thác bài học, hình thành kiến thức. Việc xác định mục tiêu bài học sẽ quy định mức độ của câu hỏi. Ở những mục tiêu ở mức độ nhận thức cao thì câu hỏi cần phải có tính chuyên sâu, liên hệ nhiều vấn đề. Đối với các mục tiêu ở mức độ nhận thức thấp hơn thì các câu hỏi cần đơn giản, rõ nghĩa.
Bước thứ hai là lựa chọn nội dung để đặt câu hỏi. Nội dung để đặt câu hỏi bao gồm kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn. Việc xác định nội dung bài học giúp lựa chọn loại hình, phương pháp đặt câu hỏi phù hợp.
Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung, ta tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án. Tuy nhiên cần chú ý đến số lượng, mức độ sử dụng câu hỏi trong tiến trình dạy học.Trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án, hãy cố gắng dự đoán các câu trả lời có thể HS sẽ đưa ra. Dự đoán câu trả lời của HS sẽ giúp ích trong việc xây dựng câu hỏi của bạn bằng cách buộc bạn phải xem xét liệu từ ngữ sử dụng có chính xác hay không, liệu câu hỏi có tập trung vào mục tiêu bạn đã xác định hay không và liệu bạn có đủ linh hoạt để cho phép HS diễn đạt ý tưởng bằng lời nói của họ không. Đồng thời việc dự đoán câu trả lời còn giúp GV xây dựng những câu hỏi nhằm định hướng HS đến vấn đề cần tìm hiểu nếu HS đi lệch hướng.
Bước tiếp theo là tiến hành sử dụng câu hỏi trên lớp học. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi có sự tham gia của HS_ đối tượng trung tâm của hoạt động học tập. Sau khi tiến hành đặt câu hỏi cho học sinh cần cho học sinh thời
gian để suy nghĩ và hình thành câu trả lời, việc này sẽ làm tăng số lượng HS có câu trả lời cũng như câu trả lời sẽ đầy đủ và chính xác hơn. Đừng quên thể hiện sự quan tâm đến tất cả các câu trả lời dù đúng hay sai bằng cách gật đầu, nhìn vào họ và sử dụng nét mặt cho thấy bạn đang lắng nghe và cảm ơn HS đã trả lời các câu hỏi và tham gia vào các cuộc thảo luận. Nếu HS chưa trả lời đúng câu hỏi hãy chuyển hướng và hướng dẫn câu trả lời sai theo hướng đúng.
Bước cuối cùng là suy nghĩ và tinh chỉnh về các câu hỏi sau giờ học. Sau khi dạy một buổi học có sử dụng các câu hỏi hãy ghi chú ngắn gọn về câu hỏi nào hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu bạn đã đặt ra và câu hỏi nào dẫn đến câu trả lời mà bạn không mong đợi để tinh chỉnh các câu hỏi đó cho lần tiếp theo bạn sẽ dạy hoặc trao đổi với HS.
2.4. Một số biê ̣n pháp sử du ̣ng câu hỏi trong da ̣y ho ̣c phần Li ̣ch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớ p 10 nhằm phát triển năng lực