8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Đảm bảo tính vừa sức
Một vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục của nước ta là vấn đề quá tải nội dung kiến thứ c đối với HS. Vấn đề này nhận được sự quan tâm của cả ngành giáo dục và của cả xã hội. Bản chất của việc quá tải kiến thức là mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức với khả năng tiếp nhận có hạn của học sinh. Mục đích cuối cùng của quá trình học tập là kết quả của sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tuy nhiên tất cả những phương pháp, nội dung, chương trình dù có đổi mới đến đâu đều trở nên vô ích nếu những điều đó là quá sức với học sinh.
Việc xác định tính vừa sức còn phụ thuộc vào đặc điểm nhận thức , đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Mà yếu tố này không phải là cố định mà liên tục biến đổi theo thời gian chính vì vậy khi nhìn nhận về tính vừa sức thì cần nhìn ở việc nó vận động, phát triển tức là nói đến cái nó đã có, sẽ có, phải có. Đảm bảo tính vừa sức cho học sinh khi đặt câu hỏi thể hiện ở việc khơi gợi các NL, kiến thức sẵn có để tìm ra, tạo ra những năng lực trên cơ sở những đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức. Ví dụ, HS nhỏ tuổi hoặc nhận thức kém cần chú trọng những câu hỏi trình bày, khái quát, tái hiện lịch sử; còn HS lớn hơn và nhận thức tốt hơn cần tập trung hình thành tư duy lịch sử qua các câu hỏi phát triển tư duy. Chính vì vậy, HS THPT với trình độ nhận thứ c đã phát triển nên chú trọng những câu hỏi yêu cầu tư duy, suy luận, làm việc với tư liệu để phát triển đầy đủ các NL cần có. Tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó sẽ không kích thích được khả năng tư duy đồng thời làm giảm hứng thú học tập.
Trong một lớp học có rất nhiều học sinh với nhiều trình độ nhận thức và tâm lí phân hóa thành nhiều cấp độ khác nhau. Vì vậy giáo viên có trách nhiệm lựa chọn những câu hỏi có nhiều cấp độ để hướng tới nhiều đối tượng HS. Đòi hỏi trình độ, kỹ năng kích thích sự phát triển tốt nhất của từng GV thông qua các câu hỏi.
VD khi dạy bài 23 “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” giáo viên có thể sử dụng câu hỏi: - “Em hãy trình bày quá trình thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII” ở mức độ thấp hơn.
- “Em hãy đánh giá công lao của vương triều Tây Sơn và Nguyễn Huệ trong công cuộc thống nhất và bảo vệ đất nước cuối thế kỉ XVIII” ở mức độ cao hơn.
Câu hỏi trong dạy học lịch sử phải được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, đối tượng và nội dụng xác định không nên quá bóng bảnh, dài dòng,
khó hiểu, mập mờ. Tuy nhiên với sự phát triển của HS THPT, câu hỏi cần có các luận điểm, ý kiến trái ngược, các thuật ngữ, khái niệm cũng phải được sử dụng ở mức độ cao hơn. Do đó , buô ̣c GV phải phát hiện vấn đề, diễn đạt rành mạch, logic để kích thích tư duy của học sinh.