Bài học kinh nghiệm đối với NHTMNN trên địa bàn thành phố Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phi tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với NHTMNN trên địa bàn thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh

Các ngân hàng TMNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh mới thật sự đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường khoảng gần 20 năm và nền kinh tế nước ta cũng đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các DVNH chưa thực sự thật phong phú và đa dạng.

Hoạt động đa năng, cung cấp đa DV tài chính - ngân hàng là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển NH trên thế giới và chiến lược phát triển của các NHTMVN nói chung.

Từ kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số ngân hàng trong nước, có thể rút ra một số hàm ý cho các ngân hàng TMNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh như sau:

Thứ nhất, cần mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới kênh phân phối sản phẩm:

Có thể nói, hoạt động của ngân hàng là cung cấp dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Do đó, việc tăng khách hàng là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng doanh thu của ngân hàng. Đối với dịch vụ bán lẻ phi tín dụng, việc phát triển hệ thống kênh phân phối có tác dụng không nhỏ. Thông thường, đối tượng của DVNHBL phi tín dụng rất đa dạng, phân bố rộng khắp về mặt địa lý và KH nên họ thường đề cao tính tiện ích trong giao dịch. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới hoạt động, điểm giao dịch vẫn còn hạn chế, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực tài chính, năng lực quản trị, nền tảng công nghệ, cân đối giữa hiệu quả và chi phí cũng như các quy định liên quan của cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, trong thời gian tới, các ngân hàng nên học hỏi kinh nghiệm để phát triển hơn nữa mạng lưới của mình.

Thứ hai, cần đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ tại ngân hàng.

Với việc bán lẻ phi tín dụng, khách hàng thường giao dịch với khoản tiền nhỏ nhưng số lượng giao dịch lại lớn. Do đó, ngân hàng cần đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng cần xây dựng bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội

trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển thị trường.

Thứ ba, cần tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Hiện nay, bất kỳ hoạt động dịch vụ nào thì việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, rất có lợi cho ngân hàng và KH. Do đó, ngân hàng cần tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp KH có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ phi tín dụng, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phi tín dụng đối với các ngân hàng thương mại nhà nước tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)