5. Kết cấu của luận văn
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mạ
TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam nước Việt Nam
Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc và từ thế kỷ XIX trở về trước, là một nước nông nghiệp lạc hậu nên chưa hề có khái niệm về ngân hàng. Sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã làm cho nước ta hầu như không có sự tiếp xúc với bên ngoài, thương mại ít phát triển cả trong và ngoài nước. Do đó, nghề kinh doanh tiền tệ cũng kém phát triển, mang nặng tính phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành thuộc địa và từ đó, các thương giá người Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt,…). Trong bối cảnh ngày càng phát triển thị trường, trên lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân hàng hiện đại, gồm có ngân hàng Đông Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số ngân hàng thương mại của người nước ngoài và của người Việt Nam như ngân hàng Pháp - Hoa, ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng,… để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng từng bước. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đây có thể chia làm hai thời kỳ.
Từ năm 1951 đến năm 1987, chúng ta có hệ thống ngân hàng một cấp. Lúc này, hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tiền thân là ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1951 - giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Pháp và trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Chức năng chủ yếu của ngân hàng quốc gia Việt Nam là: phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ. Chức năng này được thực hiện thông qua một mô hình tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với điều kiện thời chiến gồm 3 cấp quản lý: trung ương, liên khu, tỉnh và thành phố.
hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được mở rộng và hoàn thiện về cơ chế tổ chức và hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên cho đến năm 1987, hoạt động của ngân hàng Việt Nam vẫn mang tính chất lưỡng tính. Nó vừa thực hiện chức năng quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng trung gian và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống cơ cở. Mặc dù đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước song ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã bộc lộ những hạn chế của nó, đặc biệt trong thập kỷ 80, vừa không thể kinh doanh theo đúng nghĩa đồng thời lại không làm tròn chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động tiền tệ ngân hàng, nó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm 80 rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, vừa thiếu tiền mặt, vừa lạm phát.
Vì thế, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý hành chính và trực tiếp sang việc sử dụng các biện pháp kinh tế theo cơ chế thị trường, từ năm 1988 đến nay, hệ thống ngân hàng đã được cải cách từng bước. Hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời.
Bước sơ khai của hệ thống ngân hàng 2 cấp được thể hiện trong Nghị định 53 ngày 26-3-1988. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước tháng 5-1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khẳng định lại sự đúng đắn của việc cải cách ngân hàng trong Nghị định 53. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh, công ty tài chính,… thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Đặc biệt các ngân hàng thương mại phát triển mạnh và đa dạng. Chúng có vai trò là người môi giới trung gian nhằm tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các doanh nghiệp và dân chúng.
Với một hệ thống gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công
thương mại nói riêng đã thành công ở Việt Nam. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thực sự làm đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại phù hợp với tình hình ngày càng phát triển về kinh tế của đất nước.
Hệ thống NHTMNN ở VN đến nay có 5 NH: NH Ngoại thương VN;NH Công thương VN;NH Đầu tư và Phát triển VN;NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN và NH Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
Ngân hàng nhà nước VN Chi nhánh NHNN Các NHTM NHTM Việt Nam Các NH chính sách (NN) NHTM nhà nước NHTM cổ phần (37 NH) NH Ngoại thương NH Công thương
NH Đầu tư và Phát triển
NH Nông nghiệp&PTNT NH Phát triển Việt Nam Ngân hàng CSXH VN
NH Liên doanh (5 ngân hàng)
NH 100% vốn nước ngoài (5
NH) và chi nhánh NH nước ngoài (49 chi nhánh)
Được thành lập ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNNVN). Là NHTM đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, NH Ngoại thương VN chính thức hoạt động với tư cách là một NH TMCP vào ngày 02/6/2008.
- NHTM Cổ Phần Công Thương VN
Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN VN. NH Công Thương VN chính thức hoạt động với tư cách là một NHTMCP vào ngày 03/7/2009.
- NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển VN
Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là NHTM lâu đời nhất VN. NH Đầu tư và Phát triển VN chính thức hoạt động với tư cách là một NHTMCP vào ngày 30/11/2011.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn VN
Năm 1988,NH Phát triển Nông nghiệp VN được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các NH chuyên doanh, trong đó có NH Phát triển Nông nghiệp VN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc NHNN, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là NHTM có vốn điều lệ lớn nhất VN.
Trong bài viết chỉ tập trung vào số liệu hoạt động của 4 NHTMNN lớn nhất là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long.
ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Các văn bản pháp luật về dịch vụ phi tín dụng
- Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ : Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
- Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ : Nghị định về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của NHTM - Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
- Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 Quy định về Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài.
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ Về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng.
- Thông tư số 12/2010/TT-NHNN Hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.
- Thông tư số 05/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3.2.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng a. Dịch vụ tài khoản tiền gửi
Các NHTMNN trên đại bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh không ngừng gia tăng các tiện ích của dịch vụ tiền gửi tài khoản cụ thể như sau:
- Về sản phẩm và tính năng sản phẩm
Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, được đảm bảo vay vốn, bảo lãnh cho bên thứ ba vay vốn tại ngân hàng; thu chi hộ tiền theo yêu cầu của khách hàng; một số sản phẩm khách hàng có thể nộp thêm tiền để gia tăng vốn gốc hay rút một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư theo kỳ hạn quyền chọn khi có nhu cầu.
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay là:
Bảng 3.1: Các sản phẩm huy động vốn của các NHTMNN trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Hình thức
huy động Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp
1. Tiền gửi
- Tiền gửi thanh toán (VND và USD),
- Tiền gửi thanh toán linh hoạt (VND và USD),
- Tiền gửi lãi suất thả nổi - Tiền gửi đầu tư trực tuyến, - Tiền gửi có kỳ hạn (VND và USD),
- Tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ.
- Tiền gửi thanh toán (VND và USD),
- Tiền gửi thanh toán linh hoạt (VND và USD),
- Tiền gửi lãi suất thả nổi - Tiền gửi đầu tư trực tuyến,
- Tiền gửi có kỳ hạn (VND và USD),
- Tiền gửi ký quỹ
- Tài khoản chuyên thu, chuyên chi
- Tài khoản đầu tư tự động
2. Tiết kiệm
- Tiết kiệm không kỳ hạn (VND và USD),
- Tiết kiệm có kỳ hạn (VND và USD),
- Tiết kiệm trực tuyến -Tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt
- Tích lũy kiều hối - Tiết kiệm thường - Tiết kiệm tự động
- Tiết kiệm trả lãi định kỳ - Tiết kiệm trả lãi trước - Tiết kiệm lãi suất thả nổi 3. Phát hành giấy tờ có giá - Kỳ phiếu - Chứng chỉ tiền gửi - Trái phiếu - Kỳ phiếu - Chứng chỉ tiền gửi - Trái phiếu 4. Các hình thức huy động khác
- Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
- Các khoản phải trả
- Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
- Các khoản phải trả
(Nguồn: Website các NHTM Việt Nam)
- Về tính tiện ích và chất lượng dịch vụ:
Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán; Nhận tiền lương hàng tháng; Thấu chi tài khoản; Phát hành thẻ; Phát hành séc; Đăng ký dịch vụ ngân hàng
nhắn di động; Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7; Chuyển tiền tự động đối với những khoản thanh toán định kỳ; Thực hiện các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền mua bán chứng khoán, tham gia đấu giá, nhận cổ tức... trực tuyến với các công ty chứng khoán có liên kết; Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ... ở nước ngoài; Cá nhân người cư trú được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thanh toán tiền vay hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác của chính chủ tài khoản tại ngân hàng.
Mở tài khoản một nơi có thể giao dịch nhiều nơi; mọi thông tin cá nhân được bảo mật cao nhất; các khoản tiền gửi đều được mua bảo hiểm tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi; ngân hàng thu chi hộ tiền đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng dịch vụ; tiền trong tài khoản được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn/có kỳ hạn/tiết kiệm; giao dịch tự động, online ngay tại nhà, văn phòng làm việc.
- Về kết quả hoạt động huy động vốn:
Các NHTMNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu xuyên suốt trong năm. Một mặt, các NHTMNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đa dạng hóa sản phẩm huy động mặt khác còn chủ động huy động vốn từ nước ngoài, tham gia tích cực hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Với các tính năng, tiện ích nêu trên cùng với thái độ phục vụ ân cần chu đáo, thủ tục huy động nhanh gọn, chuyên nghiệp và mức sinh lời chắc chắn tạo sức hấp dẫn đối với khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng.
Trong thời gian qua, các NHTMNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giao chỉ tiêu huy động vốn đến các nhân viên của ngân hàng mình. Tuy nhiên, việc giao chỉ tiêu này còn nhiều bất hợp lý như giao chỉ tiêu quá nhiều cho một số nhân viên thử việc, giao chỉ tiêu cho cả bảo vệ trong ngân hàng hoặc giao chỉ tiêu tăng huy động ròng hàng tháng.
nhân tại các NHTMNN tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
ĐVT: triệu đồng
Năm Tên NH Tổng lợi nhuận huy động vốn CN
Lợi nhuận huy động vốn CKH Lợi nhuận huy động vốn KKH 2016 BIDV 143,613 67,223 76,390 Vietinbank 114,339 49,374 64,965 Vietcombank 94,964 31,207 63,756 Agribank 137,705 82,029 55,676 2017 BIDV 173,466 85,880 87,586 Vietinbank 126,577 57,671 68,906 Vietcombank 112,554 35,666 76,887 Agribank 152,132 86,937 65,195
(Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 4 ngân hàng)
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động BLPTD năm 2017 so với năm 2016
sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của một số NHTMNN.
Các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng khi cung cấp dịch vụ huy động vốn gồm rủi ro lãi suất. Do khó khăn về thanh khoản nên các NHTM Việt Nam đã huy động lãi suất cao trong thời gian qua và chưa dám cho vay ra thị trường thì lãi suất lại bị hạ do chủ trương của Chính phủ và NHNN.
Bên cạnh đó, nếu các NHTM không có chính sách huy động hợp lý, rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra. Có một số công cụ hay phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng hoặc bán các tài sản ngắn hạn... Tuy nhiên, hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hiện đang bị tắc nghẽn. Công cụ vay tái cấp vốn của NHNN cũng ít khi phát huy hiệu lực do những trở ngại hành chính từ quyết định cấp hạn mức tái cấp vốn và bản thân các ngân hàng cũng không có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn để tái chiết khấu. Các tài sản ngắn hạn nhằm dự trữ thanh khoản như tín phiếu kho bạc cũng chỉ có quy mô nhỏ, lại được phân bổ không đều và không hợp lý giữa các ngân hàng. Thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp