6. Bố cục của luận văn
4.1.3. Tăng cường và đổi mới nội dung tuyên truyền và hỗ trợ ngườ
Hiện nay, tình trạng trốn thuế và các sai phạm về thuế đất đai còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ NNT chưa được coi trọng đúng mức, chưa tổ chức thực hiện thường xuyên, hình thức còn nghèo nàn, lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của NNT và xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của NNT nói chung và của doanh nghiệp nói riêng về thu ngân sách từ đất đai còn hạn chế- Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Ý kiến về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế trong lĩnh vực đất đai của các tổ chức kinh tế và người quản lý
Đơn vị tính: %
Nội dung điều tra Cần đổi mới công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp
thuế trong lĩnh vực đất đai?
Đối tượng
điều tra Các tổ chức kinh tế Người quản lý
Rất không đồng ý 0 0 Không đồng ý 0 0 Tương đối đồng ý 7,5 0 Đồng ý 86,5 47,5 Rất đồng ý 6,0 52,5 Tổng 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả (2017))
Qua điều tra cho thấy đa số các tổ chức kinh tế và người quản lý đều đồng ý với việc cần phải đổi mới công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế trong lĩnh vực đất đai hiện nay (đồng ý là 86,5% và 47,5%, rất đồng ý là 6,0% và 52,5%). Pháp luật thuế về đất đai là một bộ phận của hệ thống pháp luật Thuế Nhà nước, mà người nộp thuế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều phải chấp hành. Đồng thời, trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan thuế đại diện cho Nhà nước trong việc quản lý, và thực thi pháp luật về quản lý các khoản thu từ đất đai. Vì vậy, cơ quan thuế cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật thuế về đất đai cho doanh nghiệp và cho người nộp thuế hiểu biết về các khoản thu từ đất, về nghĩa vụ và quyền lợi của họ, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua đài, báo chí, hội nghị…về chính sách thuế cho doanh nghiệp, nhằm làm cho họ kịp thời nắm bắt các qui định mới về chính sách đất đai, hiểu rõ được nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Đi đôi với thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp
chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hình thức tuyên truyền không nên quá khô khan, cứng nhắc mà nên chuyển thể thành những mẩu chuyện, phóng sự,… dễ hiểu, dễ nhớ, thì khi đó, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong lĩnh vực đất đai mới được coi là hiệu quả và thành công.