Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 68 - 70)

6. Bố cục của luận văn

4.1.4. Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của cán

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý các nguồn thu từ đất. Hiện nay cơ chế xác định và quản lý nguồn thu này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do vậy, đội ngũ cán bộ công chức đảm nhận công việc này cần có chuyên môn hoá cao, thường xuyên cập nhật cơ chế chính sách mới để áp dụng vào thực tiễn. Kết quả điều tra cho thấy, tuy chỉ có 0,5% ý kiến không đồng ý với nội dung hai câu hỏi ở bảng dưới đây, nhưng trong công tác quản lý các nguồn thu từ đất vừa phức tạp, vừa nhạy cảm, ngành thuế Vĩnh Phúc cần phải có nguồn nhân lực đầy đủ, có trình độ để đảm nhận công việc hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực thu các khoản thu từ đất. (Xem bảng 4.6)

Bảng 4.6. Ý kiến của các tổ chức kinh tế về lực lượng cán bộ thuế hiện nay

Đơn vị tính: %

Nội dung điều tra

Rất không đồng ý Không đồng ý Tương đối đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Tổng cộng

Lực lượng cán bộ thuế hiện nay đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công tác quản lý các khoản thu từ đất?

0 0,5 82,0 17,5 0 100

Lực lượng cán bộ thuế hiện nay đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công tác quản lý các khoản thu từ đất?

Để thực hiện tốt mục tiêu của công tác quản lý các khoản thu từ đất, thì công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về đất đai cần phải được coi trọng. Ngoài ra, việc tập huấn sử dụng vi tính, tác nghiệp trên mỗi ứng dụng cần phải được học và nghiên cứu cụ thể hơn nữa đến từng cán bộ quản lý, để họ hiểu và sử dụng máy vi tính, cũng như các ứng dụng thành thạo; đồng thời nhận thức lĩnh vực chuyên môn cũng như công nghệ thông tin là thực sự cần thiết và không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay. Do đó, Cục Thuế cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo không chỉ đối với cán bộ quản lý các khoản thu từ đất, mà ngay cả đối với lãnh đạo phụ trách bộ phận đất đai, để 100% cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực quản lý các khoản thu từ đất, đều nắm bắt được chuyên sâu những sắc thuế về đất đai hiện hành và sắc thuế mới. Nội dung tập huấn cần bao gồm: cả các hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong công tác xác định nghĩa vụ tài chính và quản lý nguồn thu, các giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn đối với nguồn thu từ đất đai. Phải có phương thức quản lý các khoản thu từ đất hiệu quả, thì mới có khả năng quản lý tốt được các nguồn thu từ đất đai.

Để động viên kịp thời và khuyến khích cán bộ quản lý các khoản thu từ đất phát huy hết năng lực, tận tuỵ với công việc được giao, thì cần phải có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng giành cho cán bộ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này. Hiện nay công việc quản lý các khoản thu từ đất phát sinh khá nhiều, phức tạp và khó quản lý, số lượng cán bộ thuế đảm nhiệm công việc này lại ít, nên nếu không có cơ chế thưởng phạt rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và dễ phát sinh những tiêu cực của cán bộ trực tiếp làm việc trong lĩnh này. Cần thường xuyên tăng cường đội ngũ làm công tác chuyên môn trong việc quản lý các nguồn thu từ đất, và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm làm công tác xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đồng thời, định kỳ từ 4 - 5 năm thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ quản lý các khoản thu từ đất nhằm mục đích: cán bộ thuế có thể làm được nhiều

nhiệm vụ khác nhau, quản lý các khoản thu từ đất cũng không ngoại lệ, mọi cán bộ thuế đều hiểu, và phát huy được tính sáng tạo của riêng mình trong cách quản lý các khoản thu từ đất hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)