Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 70)

6. Bố cục của luận văn

4.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

Thứ nhất, cần điều chỉnh đơn giá thuê đất cho phù hợp với giá thị trường và tình hình thực tế của từng địa phương. Hệ số thuê đất này cần cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh, điều kiện hạ tầng, kinh tế - xã hội, khu vực thuê đất (phân biệt đất ở khu vực đô thị, đất nông thôn, miền núi). Hiện nay hệ số đơn giá thuê đất đang thực hiện theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ, quy định: đơn giá thuê đất một năm tính bằng 1,0% giá đất, tăng lên gấp 2 lần so với quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, giảm bằng 2/3 so với Nghị định 121/2010/NĐ-CP tuy nhiên giá đất thời điểm 2014 đã tăng ít nhấp gấp đôi so với thời điểm 2011. Với hệ số đơn giá thuê đất như vậy, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng. Bởi khi nhân hệ số đơn giá để tính tiền thuê đất, giá thuê đất quá cao, khiến cho các doanh nghiệp không thể có đủ kinh phí để nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, và bù đắp những chi phí bỏ ra kinh doanh. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu tiền thuê đất của cơ quan thuế trong thời điểm hiện nay, khi mà nền kinh tế đang suy thoái, bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh khó khăn, áp dụng hệ số đơn giá thuê đất này càng làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề nộp thuế. Giải pháp này được sự đồng tình của nhiều tổ chức kinh tế và người quản lý được điều tra như ở bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7. Ý kiến về hệ số đơn giá thuê đất hiện nay của các tổ chức kinh tế và người quản lý

Đơn vị tính: %

Nội dung điều tra

Hệ số đơn giá thuê đất hiện nay phù hợp với giá thị trường?

Đối tượng điều tra

Các tổ chức kinh tế Người quản lý

Rất không đồng ý 5,0 47,5 Không đồng ý 78,0 35,0 Tương đối đồng ý 10,0 12,5 Đồng ý 7,0 2,5 Rất đồng ý 0 2,5 Tổng 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả (2017))

Với câu hỏi “Hệ số đơn giá thuê đất hiện nay phù hợp với giá thị trường?”, thì các tổ chức kinh tế không đồng ý với hệ số đơn giá như hiện nay (không đồng ý là 78%, rất không đồng ý là 5,0%), trong khi đó với cùng câu hỏi nhưng người quản lý có câu trả lời khác (không đồng ý là 35%, rất không đồng ý là 47,5%). Sự khác biệt này cũng dễ hiểu vì các doanh nghiệp muốn hệ số đơn giá hiện nay phù hợp hơn nhưng vẫn còn dè dặt, chưa dám đưa ra ý kiến mạnh mẽ đối với chính sách của Chính Phủ. Còn người quản lý thì khác, họ sẵn sàng đưa ra chính kiến của mình để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn như hiện nay, bởi doanh nghiệp có tồn tại, có phát triển thì họ mới có thể thu được thuế và hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Kết hợp với những phân tích trên, theo số liệu điều tra được nêu ở bảng 4.7, chúng ta thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau về hệ số đơn giá thuê đất, song hầu như các ý

số đơn giá thuê đất hiện nay không phù hợp và tác giả kiến nghị tới Chính Phủ cần quy định đơn giá cho thuê đất hợp lý để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.

Thứ hai, trước tình trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, phá sản không chỉ riêng ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng mà còn trên phạm vi cả nước, Nhà nước đã tập trung triển khai nhiều biện pháp có hiệu quả nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn hiện nay, Nhà nước cần điều hành chính sách nhất quán và minh bạch hơn, cần yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện tháo gỡ về vốn và giãn được nợ cho các doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước ổn định khôi phục sản xuất, giảm bớt chi phí, tiết kiệm nhiều hơn ở khâu quản lý gián tiếp, nhằm hạ giá thành và nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm. Thêm vào đó Nhà nước cần có những giải pháp kích cầu trong nước; giảm, giãn, gia hạn thuế, cụ thể như: gia hạn tiền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất hơn nữa, và giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho các doanh nghiệp. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển trong thời điểm hiện nay.

4.2.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ nhất, cần điều chỉnh giá đất bồi thường hợp lý hơn. Bởi vì giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá đất quy định của tỉnh, nên còn thấp so với giá thị trường, dẫn đến khi các dự án triển khai thường vấp phải sự phản ứng của người dân, khiếu kiện kéo dài khi họ chưa nhận được đền bù thoả đáng. Đồng thời, cần phối hợp, trao đổi thông tin với các tỉnh lân cận khi xác định giá tiền đền bù cho người dân bị mất đất, tránh tình trạng xảy ra như vụ giải phóng mặt bằng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ngoài ra, việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức.

Thứ hai, cần điều chỉnh giá thu tiền sử dụng đất do UBND tỉnh quyết định cho từng dự án sát với giá trao đổi thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Khi giá trên thị trường cao, nhưng giá của UBND tỉnh quyết định chưa kịp thời điều chỉnh theo, dẫn đến nhiều hệ lụy mà kết quả là thất thu cho ngân sách nhà nước. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, giá đất xuống thấp nhưng giá đất do UBND tỉnh quyết định chưa điều chỉnh kịp thời, nên giá thu tiền sử dụng đất lại quá cao so với thời điểm đó. Dẫn đến các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với NSNN, trong thời điểm khó khăn.

Thứ ba, UBND tỉnh cần có chỉ đạo quyết liệt hơn đối với Sở Tài chính, trong việc xác định giá đất kịp thời cho doanh nghiệp, và Sở Tài nguyên trong việc ký hợp đồng thuê đất với doanh nghiệp. Để cơ quan thuế có đủ căn cứ pháp lý tính thuế, thông báo nghĩa vụ nộp thuế cho các dự án, vừa chống thất thu ngân sách, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình với NSNN.

Ngoài ra, UBND tỉnh cần có những biện pháp mạnh như: thu hồi đất đối với những chủ dự án không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong thời gian dài.

4.2.3. Kiến nghị với các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất. Theo các chuyên gia kinh tế, tài nguyên đất là thứ mà tỉnh Vĩnh Phúc có thể tận dụng, khai thác để tạo nên nguồn vốn lớn phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Để có được điều đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải chú trọng tới công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, và việc sử dụng đất của các doanh nghiệp. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cần rà soát lại tất cả các dự án trên địa bàn, đề xuất với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, các chủ đầu tư không đủ năng lực. Nguồn đất thu hồi sẽ được giao lại cho trung tâm phát

triển quỹ đất của tỉnh, để cơ quan này quản lý, và giao dự án cho những doanh nghiệp thực sự có năng lực. Để triển khai dự án đúng quy hoạch, đưa dự án vào khai thác/ sử dụng đúng tiến độ được phê duyệt. Góp phần tăng thu cho ngân sách và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nếu không quản lý chặt chẽ vấn đề này, đối tượng hưởng lợi trong các dự án “treo”, quy hoạch “treo” sẽ là các chủ dự án, chứ không phải là tỉnh. Đồng thời, cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, để kiểm tra việc sử dụng đất của các chủ đầu. Nhằm phát hiện các tổ chức kinh doanh thua lỗ, sử dụng đất không hiệu quả, nhu cầu sử dụng đất giảm, hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, cho thuê lại đất trái thẩm quyền. Để báo cáo UBND tỉnh, điều chỉnh diện tích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, hoặc thu hồi đất để giao cho các dự án khác, hoặc sử dụng vào mục đích công ích của tỉnh.

4.2.3.2. Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng

Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần ưu tiên chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án. Việc chuẩn bị quỹ đất sạch có nghĩa là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã xong, và quản lý quỹ đất này, chống lấn chiếm.

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch có thể sử dụng nhiều nguồn vốn: Vốn ngân sách cấp của tỉnh, nguồn vốn phóng mặt bằng chính dự án của họ, vốn huy động từ Ngân hàng phát triển, từ các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tín dụng cũng được huy động để giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các dự án.

Có những dự án phải mất nhiều năm mới xong công tác giải phóng mặt bằng, nên chưa thể giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Rất nhiều chủ đầu tư phải tự tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, bỏ tiền của, công sức nhưng đến vài năm vẫn không thể hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng, để có thể đầu tư xây dựng dự án.

Như vậy, việc tạo quỹ đất sạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật là vô cùng quan trọng để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn Vĩnh Phúc. Để đạt được mục đích trên, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thiện hơn nữa các quy định về quản lý, sử dụng các nguồn vốn giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ các dự án đầu tư xây dựng, gồm vốn ngân sách và vốn huy động. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng, nhất là khi UBND các huyện, thành phố, thị xã thẩm định, phê duyệt các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn mình. Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giải phóng mặt bằng, thực thi các dự án chuẩn bị quỹ đất sạch phục vụ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng tỉnh cần tham mưu với UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư được giao thực hiện đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng các quy định hiện hành của tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

4.2.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần tự nâng cao nhận thức của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, để đáp ứng được yêu cầu của quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay - Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ý kiến của Người quản lý về thực hiện nghĩa vụ tài chính các khoản thu từ đất của các doanh nghiệp hiện nay

Đơn vị tính: %

Nội dung điều tra

Rất không đồng ý Không đồng ý Tương đối đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Tổng cộng

Các doanh nghiệp hiện nay đã thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính các khoản thu từ đất?

10 70 20 0 0 100

Nhận thức của các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay?

10 57,5 30 2,5 0 100

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả (2017))

Qua kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, đa số ý kiến của người quản lý đều không đồng ý với việc “Các doanh nghiệp hiện nay đã thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính các khoản thu từ đất” và “Nhận thức của các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay” (Không đồng ý là 70% và 57,5%; Rất không đồng ý là 10%). Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế quản lý lĩnh vực này. Do vậy, để khắc phục được tình trạng trên, các doanh nghiệp cần phải: Chú trọng hơn tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, cũng như việc sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích góp phần tăng thu cho NSNN; Cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về quản lý đất đai, cũng như các hội nghị tập huấn chính sách mới về đất đai. Để nâng cao nhận thức về lĩnh vực đất đai, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp mình đối với Nhà nước; Nên phân công cho một người phụ trách việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của doanh nghiệp mình, để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý đất đai của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế quản lý, và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói

KẾT LUẬN

Việc tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành thuế, mà còn là nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay bởi tỉ trọng số thu các khoản thu từ đất của thành phố Vĩnh Yên đối với số thu các khoản thu từ đất trong số thu về ngân sách của tỉnh. Một lần nữa khẳng định lại sự cần thiết của công tác quản lý các khoản thu từ đất, đã góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thành phố Vĩnh Yên nói riêng, phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý đất đai qua từng thời kỳ. Có thể nhận thấy, quản lý các khoản thu từ đất là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Yêu cầu quản lý các khoản thu từ đất như thế nào, có hiệu quả, đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN, thực hiện mục tiêu công bằng, dân chủ luôn là câu hỏi khó của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của ngành thuế Vĩnh Phúc nói riêng.

Trong những năm qua, thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên về cơ bản đã đi vào nề nếp, đáp ứng và góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đất đai trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, cơ bản đã được giao đến các doanh nghiệp, để sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Việc khai thác các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được triển khai, thực hiện và tăng thu hàng năm, góp phần vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

biện pháp cụ thể, dài hạn, có tính bền vững để có kế hoạch huy động tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)