Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 45)

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc quản lý hoàn

thuế GTGT cho người nước ngoài trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

Một là, quy định độ tuổi hoàn thuế tại thời điểm mua hàng (ít nhất 16 tuổi). Tùy theo quy định của từng nước thì người đủ tuổi thực hiện giao dịch dân sự có thể từ 16 đến 18 tuổi. Việc quy định độ tuổi tạo ra sự minh bạch, phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, tránh việc lợi dụng trong hoàn thuế.

Hai là, quy định về thời gian lưu trú không quá 365 ngày trong vòng 2 năm trở lại trước kể từ ngày mua hàng. Quy định này hạn chế được việc người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài lợi dụng chính sách hoàn thuế để hoàn thuế với tần suất nhiều lần trong tháng, trong năm, làm cho mục tiêu của chính sách hoàn thuế GTGT không đạt được như đã đề ra.

Ba là, tiền hoàn thuế có thể trả qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng. Hiện nay, phương thức trả tiền hoàn thuế qua tài khoản được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Với phương thức này trả tiền này, việc hoàn thuế sẽ được thực hiện nhanh chóng và tạo thuận lợi cho người nước ngoài. Người nước ngoài có thể nhận được tiền trong vòng một vài ngày sau khi đã đề nghị hoàn thuế.

Bốn là, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài bằng cách sử dụng quầy hoàn thuế điện tử. Người nước ngoài chỉ cần quẹt hóa đơn vào quầy hoàn thuế điện tử là các thông tin của khách sẽ được kiểm tra, xác thực. Với việc sử dụng quầy hoàn thuế điện tử, cơ quan hải quan sẽ tiết kiệm nhân lực trong việc kiểm tra hoàn thuế.

Năm là, quy định hàng hóa được hoàn thuế là hàng hóa chưa được tiêu dùng hay đã qua sử dụng từ khi mua hàng đến khi hoàn thuế. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều quy định việc hoàn thuế đối với hàng chưa qua sử dụng. Với quy định này tạo ra sự quản lý chặt chẽ trong hoàn thuế, tránh việc lợi dụng chính sách hoàn thuế để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Ngân sách Nhà nước.

Sáu là, áp dụng việc hoàn tiền thuế trực tiếp tại các cửa hàng bán hàng hoàn thuế và quy định chế tài xử phạt rõ ràng đối với người vi phạm. Việc hoàn thuế tại cửa hàng tạo thuận lợi cho người nước ngoài, tiết kiệm thời gian, nhân lực cho cơ quan quản lý nhưng cũng phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ đối với doanh nghiệp bán hàng thì việc hoàn tiền trực tiếp tại cửa hàng mới thực hiện được. Ngoài ra, phải xây dựng chế tài xử phạt rõ ràng đối với người vi phạm, tạo ra sự minh bạch, mang tính răn đe đối với người vi phạm.

CHƢƠNG 2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu, sách, báo, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài các bài viết, các luận án tiến s , luận văn thạc s tham khảo trên thư viện luận văn...

Phần lý luận tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài được đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Các nguồn dữ liệu thứ cấp từ luận văn được tác giả thu thập từ số liệu thứ cấp trên các báo cáo về việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Cục Hải quan địa phương trực thuộc Tổng cục Hải quan từ năm 2016 đến năm 2018 do Cục Thuế XNK tổng hợp. Báo cáo số lượng doanh nghiệp tham gia bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài từ năm 2016 đến năm 2018 của Tổng cục Thuế.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các website có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. Các bài viết của các nhà nghiên cứu về Hải quan và thuế XNK, các loại sách báo, các website để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức, một số tư liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về Hải quan và quản lý Thuế XNK.

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin

2.2.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập, tổng hợp số liệu về việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Cục Thuế XNK- Tổng cục Hải quan nhằm phục vụ cho việc phân tích tình hình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Tổng cục Hải quan.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các năm để thấy được tình hình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Tổng cục Hải quan hàng năm như thế nào. Qua đó, đề ra các giải pháp nâng việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Tổng cục Hải quan.

Dùng bảng biểu đánh giá hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài qua các năm từ 2015 đến 2018 dựa trên thông tin được cung cấp từ các báo cáo của Cục Hải quan địa phương để so sánh từ đó thấy được hình hình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài nước ta hàng năm như thế nào.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở Chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, kinh nghiệm quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành trong lĩnh vực này để rút kinh nghiệm và áp dụng cho đề tài của nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng ở Chương 3 để phân tích những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của công tác này để đưa ra những giải pháp ở Chương 4.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện việc quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.

Phương pháp phân tích, tổng hợp không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn

Trong chương Thực trạng tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2018, số liệu doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, số liệu phí dịch vụ đại lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài được hưởng.

CHƢƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1. Giới thiệu về Tổng cục Hải quan

3.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.

Với đặc thù là người “gác cửa nền kinh tế đất nước” ngành Hải quan được tổ chức hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan ở TW: 16, trong đó: 12 đơn vị hành chính và 04 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài chính đã quyết định thành lập 02 đơn vị chuyên trách tham mưu, giúp việc Tổng cục trưởng TCHQ về công tác cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan và quản lý rủi ro.

Các cơ quan Hải quan tại địa phương:

- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương: 35 cục.

- Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương:

+ 170 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương; + 34 Chi cục Kiểm tra sau thông quan;

+ 36 Đội Kiểm soát Hải quan;

+ 12 Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy.

và tình hình thực tế của từng Chi cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc thành lập các Đội (Tổ) công tác thuộc Chi cục Hải quan và tương đương: 587 đơn vị.

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan

3.1.2. Kết quả thu NSNN của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2018

Giai đoạn 2016- 2018, ngành Hải quan đã luôn quyết tâm cải cách thủ tục hành chính đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách đã được giao của Chính phủ, của Bộ Tài chính.

Bảng 3.1: Số thu NSNN năm 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Đơn vị tính: tỷ đồng NĂM 2016 2017 2018 DỰ TOÁN TCHQ 270.000 285.000 283.000 THỰC HIỆN THUẾ XK 6.235 8.607 8.597 THUẾ NK 67.338 64.899 55.396 SO VỚI CÙNG KỲ(%) -8 -4 -15 THUẾ TTĐB 21.726 22.464 22.324 THUẾ BVMT 698 484 901 THUẾ GTGT 174.902 199.991 227.140 THU KHÁC 483 620 549 LỆ PHÍ HQ 0 12 0 LỆ PHÍ HQ 271.381 297.076 314.907

TĂNG / GIẢM SO VỚI DT (%) 101 104 111

TĂNG / GIẢM SO VỚI NĂM

TRƯỚC (%) 3 9 6

TỔNG THU NGÂN SÁCH 1.407.572 1.288.665 1.420.539

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Nhìn vào bảng số liệu 3.1 ta thấy số thu ngân sách nhà nước của Tổng cục Hải quan tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2016 là 271.381,05 tỷ đồng tăng 100,51 % so với dự toán năm trước; năm 2017 là 297.075,95 tỷ đồng tăng 104,24% so với dự toán năm trước; năm 2018 là 314.907,00 tỷ đồng tăng 111,27 % so với cùng kỳ năm trước.

3.1.3. Quản lý thuế GTGT ở khâu xuất- nhập khẩu

Thuế GTGT khâu nhập khẩu đóng góp quan trọng vào việc thu NSNN của ngành hải quan, chiếm gần 70% tổng số thu NSNN của ngành hải quan, cụ thể theo bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Số thuế GTGT khâu nhập khẩu năm 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Số thu thuế

GTGT khấu NK Số hoàn thuế GTGT nộp thừa khâu NK

2016 174.902,4 99.002,00 2017 199.990,6 98.052,00 2018 227.140,0 111.730,78 Tổng 602.033,04 308.784,78

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2016, số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 174.902,4 tỷ đồng, trong đó số tiền hoàn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 99.002,00 tỷ đồng; năm 2017 số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 199.990,6 tỷ đồng, trong đó số tiền hoàn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 98.052 tỷ đồng; năm 2018 số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu là 227.140 tỷ đồng, trong đó số tiền hoàn thuế GTGT nộp thừa khâu nhập khẩu là 111.730,78 tỷ đồng.

3.1.4. Tình hình người nước ngoài đến Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tính chung cả năm 2016, Việt Nam đón khoảng hơn 10 triệu lượt khách du lịch; năm 2017, Việt Nam đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch; năm 2018 được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, ước tính đến hết năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,6 triệu lượt khách du lịch.

3.2. Tình hình quản lý hoàn thuế GTGT cho ngƣời nƣớc ngoài giai đoạn 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam khi xuất cảnh được thực hiện từ ngày 1/7/2012, trước tiên được “thí điểm” tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, và được áp dụng chính thức từ ngày 1/7/2014 tại các sân bay quốc tế và các cảng biển quốc tế có đủ điều kiện quản lý nhà nước về hải quan.

3.2.1. Ban hành các văn bản áp dụng trong quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài người nước ngoài

Việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng tại Việt Nam xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu khắc phục tồn tại của Luật thuế GTGT: Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT từ ngày 1/1/1999 theo Luật thuế GTGT được Quốc hội ban hành năm 1997. Ngày 03/06/2008, Quốc hội khoá 12, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 năm 2003.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trừ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 5 của Luật (ví dụ như nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu.v.v) thì hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công

nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)