Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 83)

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Do cơ quan hải quan chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài thiết kế đồng bộ để có thể kết nối giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế, doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT, hãng hàng không, công an cửa khẩu, bộ đội biên phòng...nên công tác quản lý việc hoàn thuế còn chưa được chặt chẽ.

- Cán bộ hải quan làm công tác hoàn thuế mặc dù có trình độ chuyên môn nhưng trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, kinh nghiệm làm công tác hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài chưa nhiều do công tác luân chuyển cán bộ của cơ quan hải quan diễn ra thường xuyên.

- Về quy trình hoàn thuế GTGT cho người còn một số bất cập như việc chưa áp dụng hóa đơn điện tử trong hoàn thuế GTGT, cơ quan hải quan vẫn chưa có đầy đủ thông tin về hàng hóa của khách để xác nhận hoàn thuế, cơ quan hải quan vẫn còn phải nhập thông tin của khách vào hệ thống hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài thay doanh nghiệp bán hàng…

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Về cơ sở pháp lý:

Do hệ thống chính sách quy định về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hiện nay chưa quy định đầy đủ cơ sở pháp lý, các chế tài xử lý đối với

từng trường hợp vi phạm cụ thể

Qua thời gian thực hiện, có một số nội dung vướng mắc tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC như sau:

Thứ nhất, về lưu hồ sơ hải quan: Tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính chưa có quy định việc cơ quan hải quan phải lưu hồ sơ (bản phô tô) sau khi cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa được hoàn thuế (chỉ có ngân hàng thương mại lưu hồ sơ hoàn thuế (bản chính)). Cơ quan hải quan không lưu hồ sơ hoàn thuế, dẫn đến khi kiểm tra đối chiếu lại việc hoàn thuế không có chứng từ để đối chiếu.

Thứ hai, về hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư số 72/2014/TT-BTC: Qua thời gian thực hiện, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của một số Cục Hải quan địa phương về việc doanh nghiệp bán hàng chưa ghi đầy đủ thông tin, thông tin chung chung, thiếu nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, mã hàng chưa thống nhất tại cột “tên hàng hóa” trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế ban hành kèm theo Phụ lục 3 Thông tư số 72/2014/TT-BTC, gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc kiểm tra hàng hóa, đối chiếu hàng thật, hàng giả để làm thủ tục hoàn thuế cho người nước ngoài.

Thứ ba, về việc sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế in ra từ hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài: Thông tư số 72/2014/TT-BTC chưa có quy định việc sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế in ra từ hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài để sử dụng cho việc hoàn thuế.

Thứ tư, về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT trong việc phải tham gia vào hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT: Tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định: “Cập nhật thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế do doanh nghiệp bán hàng lập vào hệ

thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài theo phương thức điện tử.” Thông tư chưa chỉ rõ trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng phải thực hiện cập nhật này.

Thứ năm, trong trường hợp người nước ngoài đã được hoàn thuế nhưng vì lý do khách quan nào đó (ốm đau, bệnh tật, tại nạn bất ngờ, chuyến bay/chuyến tàu bị hủy...) không thể xuất cảnh và ra khỏi khu vực hoàn thuế của sân bay quốc tế/ cảng biển quốc tế để quay trở lại nội địa chưa được quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC (nội dung này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 8724/BTC-TCHQ ngày 29/6/2015);

Thứ sáu, trong trường hợp người nước ngoài đã được hoàn thuế và đã xuất cảnh nhưng mang hàng hóa được hoàn thuế này quay trở lại Việt Nam. Chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài chưa quy định chế tài xử lý đối với trường hợp này.

Thứ bảy, Thông tư số 72/2014/TT-BTC chưa quy định trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc cập nhật kịp thời “Danh sách doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT” trên trang thông tin điện tử của ngành thuế.

Thứ tám, chưa có quy định đối với hàng mới từ lúc mua không được sử dụng:

Điều 11 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính không quy định hàng hóa được hoàn thuế GTGT là hàng mới từ lúc mua không được sử dụng tại Việt Nam trước khi xuất theo hành khách. Hiện nay việc kiểm tra thực tế hàng hóa có giá trị lớn của các thương hiệu nổi tiếng như: Đồng hồ Rolex, Catier.. . túi xách Hermes, Chanel,… cơ quan hải quan rất khó xác định hàng hóa khi hành khách xuất trình là hàng thật hay hàng giả (có thể xảy ra việc đánh tráo hàng hóa).

Cụ thể, ngày 20/4/2015, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục hoàn thuế GTGT cho ông Trần Phú Lục, quốc tịch Úc,

xuất cảnh đi Osaka Kansai – Nhật Bản trên chuyến bay VN320, hàng hóa được hoàn thuế GTGT là 02 chiếc đồng hồ Cartier với trị giá hàng hóa: 1.157.727.279 đồng, tiền thuế GTGT: 115.772.727 đồng, số tiền thuế được hoàn 94.406.818 đồng, mua tại Công ty TNHHH Thời trang và M phẩm Duy Anh. Qua kiểm tra 02 chiếc đồng hồ do khách xuất trình nhận thấy có dấu hiệu đã qua sử dụng, hàng không còn nguyên nhãn mác, không có vỏ hộp đi kèm, đã được hành khách đeo trên tay của mình.

Theo hồ sơ hàng hóa do hành khách xuất trình, căn cứ vào quy định về việc hoàn thuế của Thông tư 72/2014/TT-BTC, hành khách mang theo 02 chiếc đồng hồ trên đã đáp ứng đủ tiêu chí được hoàn thuế GTGT, nên Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã thực hiện hoàn thuế GTGT cho hành khách.

Do đó, việc chưa quy định hoàn thuế đối với hàng mới chưa qua sử dụng cũng là kẽ hở của chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

Thứ chín, về độ tuổi người nước ngoài được hoàn thuế GTGT:

Thông tư số 72/2014/TT-BTC chưa quy định độ tuổi được hoàn thuế GTGT. Thực tế trong quá trình hoàn thuế có một số khách hàng có độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi đến hoàn thuế, những trường hợp này cả hải quan và ngân hàng đều lúng túng trong việc giải quyết hoàn thuế

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài xuất hiện trường hợp cháu bé 9 tuổi có quốc tịch Australia đứng tên trên tờ khai đề nghị hoàn thuế GTGT với tư cách người mua hàng, hàng hóa là một chiếc đồng hồ trị giá 6 tỷ.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế GTGT, khoản 8 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 72/2014/TT-BTC không quy định việc hạn chế đối với độ tuổi hoàn thuế.

quy định cụ thể chế tài xử phạt khi doanh nghiệp bán hàng không tham gia Hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài dẫn đến việc doanh nghiệp không tham gia Hệ thống, cơ quan hải quan không quản lý được nguồn gốc hàng hóa hoàn thuế của người nước ngoài.

- Về người nước ngoài hoàn thuế:

+ Thuế GTGT là thuế gián thu, có cơ chế quản lý phức tạp. Để hoàn thuế GTGT và kiểm soát được tính chính xác của việc hoàn thuế, người nước ngoài được hoàn thuế phải xuất trình hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT đã mua hàng tại Việt nam trong đó có ghi rõ giá hàng hoá và thuế GTGT.v.v.

Hiện nay, xuất hiện nhiều tình trạng gian lận của người nước ngoài trong hoàn thuế GTGT như: việc người nước ngoài mang hàng hóa đã được hoàn thuế nhờ người khác cầm hộ để mang trở lại nội địa hoặc người nước ngoài mang hàng hóa đã được hoàn thuế xuất cảnh nhưng ngày hôm sau lại quay trở lại Việt Nam; người nước ngoài hoàn thuế với tần suất nhiều lần trong tháng, trong năm….

+ Số lượng khách được hoàn thuế tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa chưa cao do các địa phương này thực hiện hoàn thuế sau TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh Lưu lượng khách đến các khu vực này cũng ít hơn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa không nhiều, dẫn đến việc chênh lệch số lượt khách hoàn thuế giữa các khu vực.

- Do các cảng hàng không quốc tế:

Các cảng hàng không quốc tế bố trí vị trí đặt quầy hoàn thuế của ngân hàng thương mại chưa thuận lợi. Hiện nay các khu vực quầy hoàn thuế tại sân bay quốc tế Nội Bài và TP.Hồ Chí Minh được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam bố trí ở những vị trí khá khuất, các bảng hiệu chỉ dẫn đến quầy hoàn thuế trong và ngoài khu vực cách ly rất ít và không nổi bật, dẫn đến

nhiều trường hợp khách sau khi hoàn tất gửi hành lý mới mang hóa đơn vào bên trong khu cách ly và yêu cầu được hoàn thuế.

Hiện nay tại sân bay Tân Sơn Nhất có 02 khu vực cho khách xuất cảnh: từ cửa 08-17 và cửa 18-27. Hai khu vực này hoàn toàn cách biệt. Nhưng quầy hoàn thuế đặt tại cửa 08 (khu vực cửa 18-27 không có quầy hoàn thuế), khách phải đi rất xa (đặc biệt đối với người lớn tuổi thì sẽ rất khó khăn trong việc đi lại để thực hiện hoàn thuế). Nếu khách đi vào khu vực cửa 18 đến 27 thì sẽ không có quầy hoàn thuế nên họ không được hoàn thuế cho những hàng hóa đã mua tại các công ty được bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị với Cảng bố trí cho quầy hoàn thuế gần khu vực máy soi xách tay để khách đi cả 02 khu vực cửa 08-17 và cửa 18-27 đều hoàn thuế được.Vị trí đặt quầy hoàn thuế chưa thuận lợi cho khách hoàn thuế là do các Cảng hàng không quốc tế bố trí quầy ở những vị trí khuất, xa khu vực cửa ra máy bay. Mặc dù Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Cảng hàng không bố trí quầy hoàn thuế ở vị trí thuận lợi nhưng việc này vẫn chưa được cải thiện.

Phí thuê mặt bằng tại các cảng hàng không là rất cao: Doanh thu từ phí của ngân hàng đại lý hoàn thuế GTGT thấp, nguyên nhân trước hết là do có sự chênh lệch giữa lượng khách hàng đến giao dịch tại các quầy hoàn thuế giữa các khu vực và do mức phí thuê mặt bằng mà các ngân hàng phải trả tại các sân bay còn cao.

- Do việc hoàn thuế tại các cảng biển quốc tế:

Việc hoàn thuế tại cảng biển quốc tế hiện nay chưa hiệu quả do lưu lượng khách qua các cảng biển này còn ít, mặt khác chưa phát sinh khách đề nghị hoàn thuế tại các cảng biển này. Do đó hiện nay việc hoàn thuế GTGT tại các cảng biển quốc tế chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

cụ thể:

+ Tổng cục Thuế chưa quản lý sát sao, đôn đốc đối với các doanh nghiệp bán hàng trong việc tham gia vào Hệ thống thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

+ Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước chưa thực hiện đúng quy định việc hoàn trả tiền hoàn thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ cho ngân hàng thương mại.

CHƢƠNG 4.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN

4.1. Định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện việc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài.

4.1.1. Định hướng

- Chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ làm công tác hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Tổng cục Hải quan nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất

- Tập trung chú trọng hoàn thiện công tác quản lý thuế XNK nói chung và công tác hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài nói riêng sao cho đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế tình trạng chiếm đoạt tiền thuế của NSNN, góp phần đạt chỉ tiêu thu NSNN do Quốc Hội, Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Hải quan.

- Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT, người nước ngoài thực hiện đúng quy định của việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài góp phần đẩy lùi việc gian lận trong hoàn thuế; chủ động phát hiện và xử lý những sai phạm kịp thời nhằm răn đe những đối tượng người nước ngoài, doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế cố tình lợi dụng chính sách của nhà nước để chiến đoạt tiền hoàn thuế.

- Tích cực phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan quản lý các sân bay, cảng biển để đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

- Xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài để việc hoàn thuế đạt hiệu quả, giảm thời gian hoàn thuế cho khách cũng như tăng cường được công tác quản lý.

Trong những định hướng trên, định hướng về chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ làm công tác hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Tổng cục Hải quan được ưu tiên hàng đầu vì Tổng cục Hải quan xác định yếu tố con người, năng lực con người chính là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công trong công tác quản lý nói chung và trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài nói riêng.

4.1.2. Mục tiêu

- Phát huy tối đa vai trò của việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài là tạo thuận lợi cho khách du lịch theo đúng Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Thúc đẩy xuất khẩu và sản xuất trong nước phát triển

- Đảm bảo giám sát chặt chẽ, không tạo khe hở, thất thoát tiền hoàn thuế.

4.2. Giải pháp hoàn thiện việc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài của Tổng cục Hải quan ngƣời nƣớc ngoài của Tổng cục Hải quan

4.2.1. Hoàn thiện chính sách

Để công tác quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài từng bước được tăng cường, hiệu lực và hiệu quả, khắc phục được những bất hợp lý như hiện nay, đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài nói riêng, cụ thể như sửa đổi quy định của Nghị định thuế GTGT, Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính theo hướng

tạo thuận lợi trong hoàn thuế cho khách du lịch, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ, không tạo kẽ hở làm thất thoát tiền thuế của NSNN. Các nội dung sửa đổi, bổ sung chính sách cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về Hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài:

Hiện nay, Hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài mặc dù đã được Tổng cục Hải quan xây dựng và đưa vào sử dụng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)