Tình hình người nước ngoài đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 54)

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tính chung cả năm 2016, Việt Nam đón khoảng hơn 10 triệu lượt khách du lịch; năm 2017, Việt Nam đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch; năm 2018 được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, ước tính đến hết năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,6 triệu lượt khách du lịch.

3.2. Tình hình quản lý hoàn thuế GTGT cho ngƣời nƣớc ngoài giai đoạn 2016-2018 của Tổng cục Hải quan

Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam khi xuất cảnh được thực hiện từ ngày 1/7/2012, trước tiên được “thí điểm” tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, và được áp dụng chính thức từ ngày 1/7/2014 tại các sân bay quốc tế và các cảng biển quốc tế có đủ điều kiện quản lý nhà nước về hải quan.

3.2.1. Ban hành các văn bản áp dụng trong quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài người nước ngoài

Việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng tại Việt Nam xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu khắc phục tồn tại của Luật thuế GTGT: Việt Nam bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT từ ngày 1/1/1999 theo Luật thuế GTGT được Quốc hội ban hành năm 1997. Ngày 03/06/2008, Quốc hội khoá 12, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 năm 2003.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 123/2008/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trừ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế quy định tại Điều 5 của Luật (ví dụ như nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu.v.v) thì hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thì “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công

nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này”.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, thì hàng hóa do cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam công tác, lao động, học tập mua ở Việt Nam nhưng chưa sử dụng tại Việt Nam, mang theo khi xuất cảnh ra nước ngoài là hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam, chưa tiêu dùng ở Việt Nam, được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam về bản chất là xuất khẩu nên được hoàn thuế GTGT. Do đó, việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam đã được quy định tại Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.

Thứ hai, xuất phát từ học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có áp dụng thuế GTGT cho thấy, hầu hết các nước có áp dụng chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài mua hàng tại nội địa không sử dụng hàng hoá đó trong nước mà mang theo người khi xuất cảnh. Cụ thể như: Singapore, Úc, Đài Loan…

Sau khi Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với các đơn vị Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính)... xây dựng và ban hành Thông tư số 58/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Để triển khai Thông tư số 58/2012/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã ban hành quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh kèm theo Quyết định số 1214/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2012 và Tổng cục Thuế ban hành quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất và quy trình thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCT ngày 20/6/2012 để đảm bảo cho các đơn vị triển khai thực hiện thuận lợi và thống nhất.

Từ ngày 1/7/2014, việc thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh theo quy định tại Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Theo đó: “Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh”.

Căn cứ Luật số 31/2013/QH13, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan chủ trì trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 72/2014/TT- BTC ngày 31/5/2014 quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh. Thông tư số 72/2014/TT-BTC được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên Website của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các đơn vị liên quan (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Ngoại giao..) để quảng bá cho người nước ngoài biết.

3.2.2. Tổ chức thực hiện hoàn thuế

3.2.2.1. Về tổ chức thực hiện bộ máy quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan

Thứ nhất, về cơ cấu, hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của nước ta được tổ chức qua sơ đồ 3.2 ta thấy như sau:

- Ở Trung ương có Tổng cục Hải quan thuộc Bộ tài chính. Bộ máy giúp việc cơ quan Tổng cục gồm các phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ. Việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài được giao trực tiếp cho Cục Thuế XNK trực thuộc Tổng cục Hải quan phụ trách quản lý. Cục Thuế XNK có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Tổng cục Hải quan xử lý vướng mắc, xây dựng chính sách, quản lý về việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài và tổng hợp số liệu hoàn thuế từ Cục Hải quan địa phương báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tổng cục Hải quan

Phòng Chính sách thuế Cục Thuế XNK

Phòng Nghiệp vụ Cục Hải quan địa phƣơng

Chi cục Hải quan

Đội Giám sát hải quan Đội Hành lý xuất

- Ở các tỉnh, thành phố nơi áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hiện nay có Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa, Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang chịu sự chỉ đạo song song của Tổng cục Hải quan. Các Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo các vướng mắc, báo cáo số liệu hoàn thuế hàng tuần, hàng tháng, hàng năm từ các Chi cục Hải quan và báo cáo Tổng cục Hải quan việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

Các Cục Hải quan phân công Phòng Nghiệp vụ phụ trách quản lý việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

- Ở các cửa khẩu sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế có Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan, chịu sự chỉ đạo của Cục Hải quan. Chi cục Hải quan

Các Chi cục Hải quan phân công Đội hành lý xuất hoặc Phòng Giám sát quản lý phụ trách.

Qua đó, ta thấy cơ cấu hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài của Tổng cục Hải quan là tương đối đồng bộ, có sự quản lý chặt chẽ từ cấp trung ương đến địa phương, tạo cơ sở cho việc quản lý hoàn thuế đạt hiệu quả.

Thứ hai, về việc bố trí nhân sự

- Tổng cục Hải quan phân công 01 Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Cục Thuế XNK phân công 01 Phó Cục trưởng phụ trách, 01 lãnh đạo Phòng Chính sách thuế và 02 chuyên viên đảm nhiệm công tác này.

- Cục Hải quan địa phương phân công 01 Phó Cục trưởng phụ trách, 01 Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ phụ trách và 02 chuyên viên đảm nhiệm công tác này.

- Chi cục Hải quan phân công 01 Lãnh đạo Chi cục, 01 Đội phó Đội thủ tục hành lý xuất phụ trách; tại các Chi cục có cảng biển quốc tế thực hiện hoàn thuế phân công 01 Đội phó Đội Giám sát quản lý phụ trách; tổ chức ca, kíp trực (3 ca, 3 kíp) phù hợp với đặc thù công việc, đảm bảo công tác hoàn thuế thông suốt cho khách hàng tất cả các chuyến bay. Khi có khách hoàn thuế GTGT cán bộ được phân công nhiệm vụ thực hiện kiểm tra theo quy định, kiểm tra hồ sơ, xác nhận số thuế được hoàn và đóng dấu hoàn thuế, nhập máy hóa đơn hoàn thuế GTGT do khách xuất trình, hướng dẫn khách hoàn thuế đến các quầy hoàn thuế của ngân hàng thương mại để nhận tiền hoàn thuế GTGT, in báo cáo theo mẫu quy định tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 72/2014/TT-BTC.

Các cán bộ được giao phụ trách công tác hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài từ Tổng cục Hải quan đến địa phương đều có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác, được đào tạo bài bản, khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Các ngân hàng thương mại cũng bố trí nhân lực (3 người) thực hiện nhiệm vụ hoàn thuế liên tục 24/24 để đảm bảo Quầy hoàn thuế hoạt động liên tục và để việc hoàn thuế cho khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện.

Ngoài các cán bộ làm việc trực tiếp tại sân bay, các đơn vị hải quan và ngân hàng đều có các cán bộ đầu mối làm công tác tổng hợp để báo cáo và xử lý các vướng mắc phát sinh kịp thời.

Tất cả các cán bộ hải quan, thuế, ngân hàng tham gia trực tiếp vào quy trình hoàn thuế đều được phổ biến, tập huấn đầy đủ và chi tiết về quy trình hoàn thuế.

Thứ ba, về cơ sở vật chất quản lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài hiện nay được thực hiện tại các cửa khẩu sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế có đủ điều kiện quản lý nhà nước về hải quan.

Việt Nam hiện có 161 cửa khẩu, trong đó có 44 cửa khẩu quốc tế. Đặc điểm chung của các cửa khẩu quốc tế đường bộ biên giới, đường biển là chưa có khu cách ly, rào chắn…đảm bảo đáp ứng ngay cho việc giám sát quy trình luân chuyển của hàng hoá. Trình độ quản lý của hải quan ở các cửa khẩu đường bộ biên giới, đường biển còn hạn chế v.v.. Với các đặc điểm trên, nếu ngay lập tức áp dụng việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài ở tất cả các cửa khẩu sẽ là vội vàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, hiện nay đã áp dụng việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại các cửa khẩu sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc. Các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Khánh Hội (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng), Nha Trang (Tỉnh Khánh Hòa); sắp tới sẽ thực hiện tại cảng biển quốc tế Phú Bài (Côn Đảo).

Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ việc hoàn thuế, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Tổng cục Hàng hải Việt Nam để bố trí quầy kiểm tra hóa đơn, hàng hóa và quầy hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại các sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế nơi thực hiện hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài. Để đảm bảo tiến độ để tiến hành hoàn thuế, các bên đã phối hợp chặt chẽ tiến hành thiết kế, thi công quầy kiểm tra hàng hóa, quầy hoàn thuế với đầy đủ quầy bàn, bảng hiệu và công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác như máy tính, máy fax, điện thoại, đường truyền Internet; làm các biển hướng dẫn hành khách đến quầy hoàn thuế, trưng bày mẫu biểu hóa đơn để khách đối chiếu.

Thành lập được 07 quầy hoàn thuế và 05 quầy kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; sân bay quốc tế Nội Bài (mỗi sân bay có 02 quầy hoàn thuế trong khu cách ly và 01 quầy kiểm tra hàng hóa ngoài khu cách ly), sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay quốc tế Phú Quốc (mỗi sân bay có 1 quầy hoàn thuế trong khu cách ly và 01 quầy

kiểm tra hàng hóa ngoài khu cách ly) phục vụ nhu cầu hoàn thuế của người nước ngoài;

Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã lựa chọn đại lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại các cảng biển quốc tế Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hội. Tuy nhiên, hiện nay, tại cảng biển quốc tế Đà Nẵng, Nha Trang đã chọn được ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế, có quầy di động để phục vụ việc hoàn thuế nhưng không có khách hoàn thuế. Cảng biển quốc tế Khánh Hội (TP.Hồ Chí Minh) chưa phát sinh việc hoàn thuế (chưa có quầy, ngoài ra vị trí cảng Khánh Hội hiện nay đã di dời đi khu vực khác).

3.2.2.2. Về việc xây dựng quy trình hoàn thuế

Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 3417/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2014 quy định về quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu áp dụng hoàn thuế GTGT. Cơ quan hải quan thực hiện từng bước hoàn thuế theo quy trình đã hướng dẫn. Việc ban hành quy trình hoàn thuế tạo ra sự minh bạch, rõ ràng trong các khâu hoàn thuế, tạo thuận lợi cho các đơn vị hải quan cấp dưới thực hiện. 3.2.2.3. Về việc lựa chọn các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài là một nhân tố quan trọng trong góp phần thực hiện thành công chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT do cơ quan Thuế lựa chọn và quản lý.

Tính đến hết năm 2018, các Cục Thuế đã có văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT cho 138 doanh nghiệp với số điểm bán hàng là 838 cửa hàng, cụ thể được nêu tại bảng 3.3 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)