Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 74)

3.2.2 .Tổ chức thực hiện hoàn thuế

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những kết quả đạt được

Sau 02 năm triển khai thực hiện thí điểm theo Quyết định số 05/2012/QĐ- TTg và 4 năm thực hiện hoàn thuế theo Thông tư số 72/2014/TT-BTC đã chứng minh chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh là phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; thúc đẩy người nước ngoài tăng chi tiêu mua hàng hóa tại Việt Nam qua đó phát triển du lịch, xuất khẩu hàng hóa, quảng bá văn hóa dân tộc; thúc đẩy hội nhập quốc tế đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng.

Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã thực hiện tốt công tác quản lý hoàn thuế cho người nước ngoài. Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời cho các Cục Hải quan địa phương, ngân hàng thương mại là

đại lý hoàn thuế thực hiện theo đúng quy định pháp luật về thuế, quản lý thuế và hoàn thuế GTGT, tạo điều kiện cho người nước ngoài giảm thiểu về thời gian kể từ khi đến mua hàng hoàn thuế đến khi đến quầy hoàn thuế và nhận tiền hoàn thuế, đảm bảo công tác quản lý nhà nước thống nhất trong lĩnh vực thuế. Đồng thời qua kiểm tra hoàn thuế, cũng thấy được xu hướng tích cực là các doanh nghiệp bán hàng, ngân hàng thương mại, người nước ngoài ngày càng có ý thức, hiểu biết và tuân thủ pháp luật về thuế tốt hơn. Ngoài ra cũng phát hiện được những trường hợp người nước ngoài gian lận trong việc hoàn thuế và một số biểu hiện gian lận để ngăn chặn kịp thời, thông qua việc không giải quyết hoàn thuế, truy hoàn thuế vào NSNN. Người nước ngoài cũng đã biết đến chương trình hoàn thuế của Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến các bạn bè quốc tế, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất trong nước và du lịch phát triển.

Đạt được kết quả như vậy là:

- Do cơ cấu tổ chức việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài là hợp lí và tương đối chặt chẽ. Cơ cấu đó có tác động lớn tới việc thực thi hoàn thuế GTGT. Cụ thể, việc thống nhất hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài không những cho phép Nhà nước quản lý thống nhất, mà còn tạo cơ sở về mặt tổ chức bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan.

- Do hệ thống cơ chế chính sách được ban hành kịp thời và sự cố gắng, phối hợp của các đơn vị Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Kho Bạc Nhà nước… và các Bộ liên quan (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Công An, Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), các NHTM được lựa chọn tham gia, các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế trong việc triển khai các công việc như: xây dựng văn bản, lựa chọn doanh nghiệp,

lựa chọn ngân hàng, tuyên truyền và các công tác khác hỗ trợ cho quá trình hoàn thuế một cách nhanh chóng và kịp thời. Thủ tục hoàn thuế đơn giản, được thực hiện nhanh chóng.

- Do sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức hải quan trong việc thực thi chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

- Do sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền chính sách hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài.

3.3.2. Hạn chế

Việc thực hiện hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài đến nay tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số tồn tại và vướng mắc như sau:

3.3.2.1. Về số tiền hoàn thuế:

Tổng số tiền hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hiện nay vẫn còn thấp, qua bảng 3.4 ta thấy số tiền thuế GTGT đã hoàn từ năm 2016 đến năm 2018 là 140,046tỷ đồng, trong đó: năm 2016 là 37,322 tỷ đồng, năm 2017 là 42,764 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016, năm 2018 là 59,95 tỷ đồng, tăng 40,2% so với năm 2017.

Số tiền thuế GTGT đã hoàn còn thấp là do phần lớn người nước ngoài còn chưa biết đến chương trình hoàn thuế GTGT tại Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn khách nước ngoài đến Việt Nam thường mua những mặt hàng có giá trị thấp như đồ lưu niệm, đồ thủ công m nghệ, lụa, tơ tằm…. nên trị giá hoàn thuế thường thấp.

3.3.2.2 Về hồ sơ hoàn thuế:

Số lượng hồ sơ hoàn thuế tại các khu vực hoàn thuế còn chưa đồng đều. Số lượng hồ sơ hoàn thuế (lượt khách hoàn thuế) đã tăng đều qua các năm tuy nhiên còn ít so với tổng lượng khách hàng tiềm năng (năm 2016 là 6537 lượt người, năm 2017 là 10277 lượt người,; năm 2018 số lượt người được hoàn thuế là 13940 lượt.

Nguyên nhân là do sự chênh lệch trong số lượng khách hàng hoàn thuế giữa các khu vực: Từ giai đoạn đầu triển khai thực hiện đến nay, số lượng và doanh số các giao dịch hoàn thuế nói chung đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tại khu vực TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lượng khách được hoàn thuế tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa chưa cao.

Việc chênh lệch số lượng khách hoàn thuế giữa các sân bay là do lưu lượng khách nước ngoài đến/đi từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Nội Bài đông. Số lượng các doanh nghiệp tham gia bán hàng hoàn thuế tập trung chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội

Lưu lượng khách tại các sân bay là khác nhau, những sân bay có lưu lượng khách lớn như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài thì có số lượng khách hoàn thuế nhiều, với trị giá hoàn thuế lớn. Những sân bay có lưu lượng khách ít hơn như: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Cam Ranh có số lượng khách hoàn thuế ít hơn.

3.3.2.3. Về số người vi phạm hoàn thuế

Tính đến nay cơ quan hải quan đã phát hiện được 3 vụ việc vi phạm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp thứ nhất: Khách đưa hàng đã được hoàn thuế ở trong khu cách ly của sân bay quay trở lại nội địa, Trường hợp thứ hai, khách đã được hoàn thuế và đã xuất cảnh ra nước ngoài nhưng sau đó nhập cảnh trở lại Việt Nam mang theo hàng hóa còn nguyên đai, nguyên kiện khi hoàn thuế nhưng không khai báo với cơ quan hải quan. Trường hợp thứ ba, khách đã được hoàn thuế tại khu cách ly nhưng nhờ người khách mang hàng quay trở lại nội địa.

Như vậy, mặc dù đã có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan hải quan nhưng vẫn xuất hiện tình trạng gian lận trong hoàn thuế. Tuy nhiên, số hồ sơ vi phạm cơ quan hải quan phát hiện được vẫn còn thấp.

Thời gian giải quyết một hồ sơ hoàn thuế của cơ quan hải quan thường khoảng 15 phút đối với những hàng hóa đề nghị hoàn thuế có giá trị thấp. Đối với những hàng hóa có giá trị lớn thì thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế thường kéo dài hơn đến khoảng 25 phút. Như vậy, thời gian giải quyết hoàn thuế cho người nước ngoài vẫn còn cao.

Thời gian qua còn xảy ra tình trạng người nước ngoài phản ứng về thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan hải quan, dẫn đến việc người nước ngoài lên máy bay sát giờ máy bay cất cánh.

Thời gian giải quyết thủ tục hoàn thuế GTGT được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.6 Thời gian giải quyết hoàn thuế GTGT

STT Các hoạt động liên quan đến việc hoàn thuế

Thời gian giải quyết (phút)

1 Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế 2 2 Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế 5-10 3 Kiểm tra hàng hóa hoàn thuế 6-11

4 Trả tiền hoàn thuế 2

Tổng thời gian giải quyết hoàn thuế 15 – 25

(Nguồn: Cục Thuế XNK – Tổng cục Hải quan)

Qua bảng 3.6 cho thấy thời gian giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài còn dài, cần phải cải thiện để giảm thời gian hoàn thuế.

3.3.2.5. Về các DN bán hàng

Các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài phân bố tại các địa phương không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến số lượng khách hoàn thuế tại quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài đông hơn các sân bay khác.

Các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế hiện nay chưa tham gia hệ thống quản lý thông tin cho người nước ngoài của cơ quan hải quan, có trường hợp đã tham gia nhưng chưa cập nhật số liệu vào hệ thống dẫn đến cơ quan hải quan không có số liệu của doanh nghiệp để đối chiếu hàng hóa, hóa đơn kiêm

tờ khai hoàn thuế do người nước ngoài xuất trình cho cơ quan hải quan có phải là hàng thật, hóa đơn thật hay không.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bán hàng ghi hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế chưa đầy đủ thông tin về hàng hóa, thông tin của khách dẫn đến việc người nước ngoài không được hoàn thuế.

3.3.2.6. Về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin

- Mặc dù Bộ Tài chính đã có công văn số 7737/BTC-TCHQ ngày 11/06/2012 đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử và đã nhận được sự tham gia của các đơn vị này. Tuy nhiên, việc đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của các đơn vị chưa được thực hiện liên tục, chưa có đường dẫn trên trang chủ của các đơn vị để đăng tải thông tin về chương trình.

- Việc phổ biến thông tin về chương trình hoàn thuế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai đến tất cả các công ty lữ hành, các điểm du lịch hoặc các điểm đến trên hành trình du lịch của khách nước ngoài. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vẫn chưa nhận thấy được lợi ích từ việc phổ biến cho khách du lịch về chương trình hoàn thuế nên tại nhiều công ty, hướng dẫn viên du lịch vẫn chưa cập nhật và giới thiệu cho khách các thông tin này.

- Việc phối hợp trong công tác tuyên truyền giữa các Bộ, Ngành chưa đồng bộ nên chưa tạo được hiệu quả tuyên truyền sâu, rộng, mới chỉ tác động được đến một bộ phận nhỏ người nước ngoài đến Việt Nam; hình thức tuyên truyền chỉ là phát tờ rơi và nội dung tuyên truyền khô khan, chủ yếu là phổ biến quy định, điều kiện hoàn thuế, hình ảnh chưa sinh động, chưa thu hút được sự quan tâm của người nước ngoài khi tìm hiểu

thông tin du lịch về Việt Nam.

- Kinh phí cho việc tuyên truyền còn hạn chế.

Phần lớn khách nước ngoài chỉ biết đến chương trình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại Việt Nam sau khi đã đến Việt Nam, do đó mục đích hoàn thuế GTGT để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam chưa đạt được như mong muốn. Thêm nữa khách hàng phần lớn chưa nắm được đầy đủ các điều kiện về hàng hóa và hóa đơn để được hoàn thuế GTGT.

Không chỉ người nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước cũng chưa có đầy đủ thông tin về chương trình hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài dẫn đến số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình còn hạn chế, số lượng và trị giá hóa đơn hoàn thuế còn thấp.

3.3.2.7. Về công tác kiểm tra, giám sát hoàn thuế việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài

Việc kiểm tra, giám sát thực tế việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài được Tổng cục Hải quan thực hiện không thường xuyên nên dẫn đến cán bộ hải quan trực tiếp làm công tác hoàn thuế chưa sát sao nên tình hình gian lận trong hoàn thuế vẫn xảy ra. Hàng năm, Tổng cục Hải quan thường tổ chức 2 đoàn kiểm tra tại các Cục Hải quan địa phương nơi áp dụng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát hiện ra các vụ việc gian lận vẫn còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát qua hệ thống quản lý hoàn thuế GTGT mặc dù được Tổng cục Hải quan tiến hành thường xuyên nhưng do số liệu hải quan địa phương, doanh nghiệp cập nhật trên Hệ thống chưa được đầy đủ nên chưa phản ánh chính xác được tình hình hoàn thuế nói chung.

3.3.2.8. Về hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế

Tổng cục Hải quan đã xây dựng Hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT trong đó có phân hệ cơ quan hải quan và phân hệ doanh nghiệp bán hàng. Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài phải

tham gia vào hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế GTGT chưa tham gia vào hệ thống này gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc theo dõi việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài, việc đối chiếu hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, đối chiếu hàng thật, hàng giả… Ngoài ra, các doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế không nhập hóa đơn vào hệ thống nên công chức Hải quan phải nhập thủ công, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hoàn thuế cho khách xuất cảnh.

Hệ thống quản lý thông tin hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài hiện nay mới triển khai được phân hệ cơ quan hải quan và phân hệ doanh nghiệp bán hàng, chưa kết nối với ngân hàng thương mại, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, các hãng hàng không, công an cửa khẩu, bộ đội biên phòng…Như vậy, để hệ thống hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài đạt hiệu quả thì cần có sự kết nối thông tin giữa các bên, các cơ quan chức năng có liên quan. 3.3.2.9. Hạn chế của các ngân hàng thương mại

- Doanh thu từ phí của ngân hàng đại lý hoàn thuế GTGT: Qua biểu 3.2 ta có thể số tiền phí dịch vụ các NHTM được hưởng còn thấp, cụ thể năm 2016 là 5,682 tỷ đồng, năm 2017 là 6,435 tỷ đồng, năm 2018 là 8,992 tỷ đồng và tổng cộng trong ba năm từ 2016 đến 2018 số tiền phí dịch vụ ngân hàng thương mại được hưởng là 21,109 tỷđồng.

Theo các NHTM, sau một thời gian hoạt động hoàn thuế thì doanh thu từ phí dịch vụ hoàn thuế các ngân hàng còn thấp, chỉ đủ hoặc không đủ bù đắp được một phần nhỏ chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân sự, đặc biệt là đối với các NHTM đặt quầy hoàn thuế tại sân bay quốc tế: Đà Nẵng, Cam Ranh. Điều này có thể sẽ không khuyến khích được các ngân hàng khác tiếp tục đăng ký tham gia làm ngân hàng đại lý hoàn thuế.

Do công tác sắp xếp lại hoạt động các chi nhánh; mặt khác với quy mô giao dịch không lớn, Bộ Tài chính đã đồng ý chấm dứt đại lý hoàn thuế đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại sân bay quốc tế Nội Bài kể từ ngày 22/10/2016.

Ngày 25/6/2018, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt gửi văn bản đến Tổng cục Hải quan báo cáo tổng kết việc thực hiện Thông tư số 72/2014/TT- BTC, trong đó có đề nghị chấm dứt làm đại lý hoàn thuế tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay quốc tế Phú Quốc. Nguyên nhân của việc này là do:

+ Theo Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thì trong 4 năm triển khai dịch vụ hoàn thuế GTGT, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã luôn nỗ lực phối hợp để cung cấp tới khách hàng hoàn thuế dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư ban đầu lên tới 325 triệu đồng/1 quầy hoàn thuế và chi phí hoạt động trung bình khoảng 60 triệu đồng/1 tháng/1 quầy hoàn thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài của tổng cục hải quan​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)