Phương pháp phân tích tương quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 30)

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư của các khoản nợ phải thu cũng tăng, hoặc doanh thu dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh tăng. Một trường hợp khác là tương quan giữa các chỉ tiêu “chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “nguyên giá tài sản cố định” ở doanh nghiệp. Cả hai số liệu này đều trình lên Bảng cân đối kế toán. Một khi trị giá các khoản xây dựng cơ bản tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian tới. Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.

3.2 Dữ liệu nghiên c u: 3.2.1 Nguồn dữ liệu:

Việc phân tích được thực hiện dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo kế toán phản ánh kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp không những cho nhà quản trị mà cho cả các nhà đầu tư.

Ý nghĩ cũa những tài liệu này là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng tương lai cũng như những rủi ro có thể có của doanh nghiệp.

3.2.1.1 Bảng cân đối kế toán:

a. Nội dung của bảng cân đối kế toán:

BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm).

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn:

- Phần tài sản: chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền.

- Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.

Cơ sở dữ liệu để lập bảng cân đối kế toán: - Căn cứ vào các sổ tổng hợp và chi tiết. - Căn cứ vào bẳng cân đối kế toán năm trước.

b. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp.

- Về mặt kinh tế: số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

- Về mặt pháp lý: số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về

tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

a. Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần chính:

- Phần 1: Lãi, lỗ: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo ba hoạt động:

 Hoạt động sản xuất kinh doanh

 Hoạt động tài chính

 Hoạt động bất thường

- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí).

- Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phần này phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; số thuế GTGT được miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ.

Cơ sở để lập báo cáo kết quả kinh doanh:

- Căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 421.

b. Ý nghĩa của bảng báo cáo kết quả kinh doanh:

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu thập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt là thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

3.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

a. Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá những thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền , khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Cơ sở số liệu để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán

- Các tài liệu khác như: sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao, sổ thu chi tiền mặt, sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả…

b. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh

nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hoạt động.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai như: dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.

3.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số tài sản và nguồn vốn quan trọng, tình hình phân chia lợi luận sau thuế và các kiến nghị của doanh nghiệp.

3.2.1.5 Các nguồn thông tin khác:

Bên cạnh việc sử dụng các BCTC cần được sử dụng thêm các sổ chi tiết, các hợp đồng kinh tế,… để phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động được cụ thể, hoàn thiện hơn.

Chẳng hạn, dựa vào sổ chi tiết công nợ ta biết được các khoản phải thu của doanh nghiệp đối với từng khách hàng, từ đó có biện pháp thích hợp với mỗi khách hàng, hoặc khi hàng tồn kho tăng thì dựa vào sổ chi tiết thành phẩm tồn kho ta biết được loại nào thích ứng trên thị trường, từ đó ta quyết định đúng đắn, phù hợp.

Tuy nhiên, khi phân tích không chỉ giới hạn trong phạm vi các BCTC hay sổ chi tiết mà mục tiêu của phân tích là đưa ra những dự báo giúp việc ra quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, cần quan tâm đến những thông tin chung như:

- Những thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

 Đặc điểm cung ứng, sản xuất tiêu thụ trong doanh nghiệp.

 Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, và các đối tượng khác.

- Thông tin chung liên quan đến tình hình kinh tế: chính sách nhà nước, lạm phát, tỷ lệ ngoại tệ, lãi suất ngân hàng.

- Các thông tin về ngành: mức cạnh tranh của ngành, quy mô của thị trường, quy trình kỹ thuật công nghệ áp dụng,…

CHƯƠNG 4 ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu khái quát chung v Công ty Cổ Phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam: Việt Nam:

4.1.1 Thông tin chung v công ty:

Quá trình hình thành và phát triển:

- Năm 2012, Công ty Cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam được thành lập từ phòng logistics của Công ty TNHH MTV TM&DV Dầu khí Biển (POTS)

- Tháng 4/2014, Tổng Công ty tái cấu trúc các đơn vị và Công ty Cổ Phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty PETROSETCO.

- Ngày 01 tháng 03 năm 2012 Công ty Cổ Phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam được chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0311523789, có tên viết tắt là PSL Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công ty, đồng thời là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ và liên tục trên 10 năm cộng với tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo công ty đối với các dịch vụ hỗ trợ trong ngành Dầu khí.

- Giám đốc/Đại diện pháp luật: Huỳnh Quang Tân.

Tầm nhìn:

Kết nối cùng những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới và khu vực, PSL phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ logictics chuyên nghiệp đẳng cấp quốc tế, là người đồng hành với cộng đồng dầu khí, năng lượng Việt Nam và ASEAN.

Các thành tích nổi bật của công ty:

- Bằng khen của Bộ Công Thương năm 2013 (QĐ số 5562/QĐ-BCT ngày 23/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

4.1.2 Tổ ch c bộ máy quản lý công ty:

4.1.2.1 Cơ cấu t ch c bộ máy quản lý

ơ đồ 1.1: Tổ ch c bộ máy quản lý công ty

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

Giám đốc đi u h nh: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo bộ máy quản lý, có quyền quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có quyền ủy quyền, ủy nhiệm.

Ph giám đốc đi u h nh: Là người được Giám đốc ủy quyền, ủy nhiệm để giải quyết công việc cần thiết, cùng Giám đốc quản lý công ty.

Phòng k toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu và giúp Đảng ủy, Giám đốc thực hiện công tác tài chính của công ty, cụ thể như sau: lập kế hoạch thu chi tài chính năm, lập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định, tổ chức quản lý vốn và tài sản, chi phí nghiệp vụ có liên quan đồng thời chấp hành các chế độ thuế của Nhà nước.

Phòng inh oanh - hoạch: Xây dựng chiến lược kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, liên hệ đặt hàng. Xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số. Tổ chức và thực hiện các sự kiện, quảng cáo nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của công ty. Quản lí các khâu: chào hàng, theo dõi đơn hàng, kế hoạch tổng công ty, đóng thùng, kho nguyên phế liệu, kho thành phẩm.

Phòng H nh chính-Nhân sự: Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và các phòng nghiệp. Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động.

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Xây dựng các nội quy, quy chế của công ty theo luật Lao động. Đồng thời phụ trách việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng ban trong công ty.

4.1.2.1 ình th c t ch c bộ máy kế toán của công ty

ơ đồ 1.2: Tổ ch c bộ máy kế toán công ty

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)

toán trư ng:

- Tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán tài chính của công ty để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Thống kê, thông tin kinh tế… là trợ thủ đắc lực cho Giám đốc điều hành Công ty.

- Tổ chức tốt khâu chứng từ, tài khoản, sổ kế toán.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính tại công ty, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạch định cơ cấu vốn, phương án kinh doanh, cân đối quỹ tiền lương, tiền thưởng tại công ty.

- Kiểm tra và ký chứng từ kế toán, các báo cáo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính trung thực, hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính của công ty. - Kiểm tra, giám sát tính pháp lý của các hóa đơn chứng từ, hợp đồng kinh tế,

hồ sơ quyết toán, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, kiểm tra giám sát kế toán nội bộ, hoạt động tài chính của các bộ phận.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị về toàn bộ tình hình tài chính của Công ty.

toán tổng hợp:

- Phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty. - Phụ trách doanh thu, tổng hợp doanh thu, chi phí trong công ty.

- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn do phòng Kinh doanh - Kế hoạch KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN, NGÂN HÀNG, CÔNG NỢ

- Lập báo cáo thuế GTGT, kê khai, nộp thuế tháng, quỹ và tiến hành quyết toán thuế với cơ quan thuế.

toán thanh toán, ngân h ng, công nợ:

- Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh số liệu hiện có và tình hình tăng (giảm) các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)