Vốn bằng tiền có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đảm bảo cho việc cung ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu chi tiêu hàng ngày, làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh như mua hàng, thanh toán nhà cung cấp, trả lương cho cán bộ công nhân viên thì ta cần phải dự trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định. Nhưng mức dự trữ như thế nào để có hiệu quả vì đồng tiền nhàn rỗi sẽ không đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên nếu mức dự trữ quá thấp thì đơn vị có thể gặp rủi ro do thiếu vốn thanh toán khi có cơ hội tốt để đầu tư, có thể mất cơ hội được hưởng chính sách chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp. Do vậy, quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc dự trữ vốn bằng tiền sao cho có hiệu quả nhất. Vốn bằng tiền tại công ty được theo dõi trên 2 tài khoản: tài khoản tiền mặt tại công quỹ công ty và tài khoản tiền gửi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của 2 loại này trong kỳ như thế nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm ra sao… để phân tích ta lập bảng sau:
Bảng 4.4: Bảng phân tích vốn bằng tiền của công ty:
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Tiền 19.637.900.647 22.849.328.161 23.361.744.980 3.211.427.514 16,35 512.416.819 2,24 1. Tiền mặt 19.637.900.647 100 22.849.328.161 100 23.361.744.980 100 3.211.427.514 16,35 512.416.819 2,24 2. TGNH 0 0 0 0
Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động, nên sự biến động của vốn bằng tiền ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền chủ chốt hoàn toàn là tiền mặt, khoản mục này đã chiếm toàn bộ tổng số tiền của công ty. Ta thấy, năm 2014 so với năm 2013, lượng tiền của công ty tăng 512.416.819 đồng, tương ứng tăng 2,24%. Trong năm 2013, số tiền của công ty đã tăng 3.211.427.514 đồng, tương ứng với tỉ lệ 16,35% so với năm 2012. Lượng tiền mặt tăng do công ty phải vay thêm tiền để đầu tư ngắn hạn, vì thế nợ ngắn hạn tăng cao từ 19.211.493.600 đồng đến 28.342.042.050 đồng. Nhờ thế công ty mới có thể xoay sở được trong việc đầu tư ngắn hạn nhằm cải thiện cho việc sản xuất sản phẩm tốt hơn đi đôi với thu hồi nợ một cách hợp lý. Nhờ đó để có thể cải thiện được vốn lưu động cho công ty. Sự gia tăng này của tiền là tương đối tốt vì nó làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty nhưng vẫn không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.