Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – TSCĐ v ĐTDH
Để có thể thấy rõ hơn tình hình vốn lưu động của công ty trong thời gian qua ta có thể thống kê qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Bảng phân tích vốn lưu động ròng của công ty:
(Đơn vị tính: đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 2013/2012 2014/2013
SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%)
TSLĐ 29.828.620.536 40.473.791.920 47.500.748.456 10.645.171.380 35,69 7.026.956.536 17,36 Nợ ngắn hạn 22.213.714.394 36.235.208.540 38.976.253.199 14.021.494.150 63,12 2.741.044.659 7.56 VLĐR 7.614.906.142 4.238.583.380 6.780.616.749 (3.376.322.762) (44,34) 2.542.033.369 59,97
Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty trong 3 năm đều dương (>0), trong đó năm 2012 là 7.614.906.142 đồng và năm 2013 là 4.238.583.380 đồng, năm 2014 là 6.780.616.749 đồng. Điều này cho thấy, nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của doanh nghiệp, phản ánh cân bằng tài chính qua các năm là rất tốt và an toàn vì áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là không cao.
Trong đó, chỉ tiêu VLĐ từ năm 2012 so với năm 2013 của công ty giảm 3.376.322.762 đồng, tương ứng giảm 44,34% cho thấy mức độ an toàn và bền vững tài chính của công ty giảm. Tuy nhiên, năm 2014 vốn lưu động của công ty tăng 2.542.033.369 đồng, tương ứng tăng 59,97% so với năm 2013. Điều này cho thấy, độ an toàn và bền vững tài chính của công ty đang được cải thiện và xu hướng mất cân bằng trong tài trợ TSCĐ của công ty đang giảm. Nghĩa là công ty trong năm 2014 đã giảm các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ.