Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 41)

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong kỳ của công ty và sự biến động của nó, ta tiến hành phân tích cơ cấu TSLĐ tại công ty như sau:

Bảng 4.1: Bảng phân tích tình hình phân b VLĐ tại công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

CHỈ TIÊU

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

SỐ TIỀN TT

(%) SỐ TIỀN TT

(%) SỐ TIỀN TT

(%) SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%)

TSLĐ 29.828.620.536 40.473.791.920 47.500.748.456 10.645.171.380 35,69 7.026.956.536 17,36

1.Tiền 19.637.900.647 65,83 22.849.328.161 56,45 23.361.744.980 49,18 3.211.427.514 16,35 512.416.819 2,24 2.Các khoản phải thu 7.617.881.961 25,54 15.052.804.572 37,19 19.435.876.015 40,92 7.434.922.611 97,60 4.383.071.443 29,12 3.Hàng tồn kho 2.251.059.140 7,55 1.381.913.747 3,41 4.090.176.896 8,61 (869.145.393) (38,61) 2.708.263.149 195,98 4.TSLĐ khác 321.778.788 1,08 1.189.745.440 2,95 612.950.565 1,29 867.966.652 269,74 (576.794.875) (48,48)

Tổng t i sản 76.776.464.141 87.149.353.416 98.235.767.312 10.372.889.280 13,51 11.086.413.896 12,72

%TSLĐ/Tổng TS 38,85 46,44 48,35

Qua số liệu trong bảng ở phần tài sản lưu động ta nhận thấy tổng tài sản lưu động của công ty tăng cao trong giai đoạn 2012-2014, đặc biệt, vào cuối năm 2013 so với năm 2012 có sự biến động lớn tăng 10.645.171.380 đồng, tương đương với mức tỷ lệ tăng là 35,69%, tương tự, năm 2014 tăng 10.372.889.280 đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 12,72%. Tuy nhiên trong từng bộ phận TSLĐ có sự biến động cụ thể là:

- Tiền: Lượng tiền của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 512.416.819 đồng tương đương tăng 2,24%, năm 2013 tăng 3.211.427.514 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,35% so với năm 2012. Tiền mặt tăng mạnh giúp cho công ty có những thuận lợi trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt của công ty như: nhu cầu mua sắm vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục.

- Các khoản phải thu: Các khoản phải thu năm 2013 đã tăng lên so với năm 2012 một lượng lớn là 7.434.922.611 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 97,60%. Năm 2014 khoản phải thu tăng 4.383.071.443 đồng, tương đương tăng 29,12% so với năm 2013. Có thể do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng dài hơn vì vậy mà hàng tồn kho giảm và các khoản phải thu tăng lên. Mặc dù vậy thì các khoản phải thu tăng thể hiện vốn ứ đọng nhiều hơn trong khâu thanh toán, công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có thêm nguồn vốn tài trợ, nên phải đi vay nợ dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao hơn.

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 là 869.145.393 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 38,61%. Tuy nhiên đến năm 2014, hàng tồn kho của công ty lại tăng 2.708.263.149 đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2013. Điều này cho thấy, năm 2013 hàng tồn kho giảm là một dấu hiệu tốt cho thấy tốc độ tiêu thụ hàng hóa của công ty tương đối tốt, nhưng năm 2014 công ty có thể bị ứ đọng vốn trong khâu dự trữ do hàng tồn kho tăng cao.

- Tài sản lưu động khác: so với năm 2012, tài sản lưu động năm 2013 tăng mạnh 867.966.652 đồng với tỷ lệ tăng là 269,74% và tỷ trọng tài sản lưu

động khác chiếm trong tổng tài sản lưu động cũng tăng lên 1,87%. Tuy nhiên, năm 2014, tài sản lưu động khác giảm 576.794.875 đồng, tương đương giảm 48,48% so với năm 2013.

4.2.2 Phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng tại công ty:

4.2.1.1 Phân tích vốn lưu động ròng:

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – TSCĐ v ĐTDH

Để có thể thấy rõ hơn tình hình vốn lưu động của công ty trong thời gian qua ta có thể thống kê qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Bảng phân tích vốn lưu động ròng của công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 2013/2012 2014/2013

SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%)

TSLĐ 29.828.620.536 40.473.791.920 47.500.748.456 10.645.171.380 35,69 7.026.956.536 17,36 Nợ ngắn hạn 22.213.714.394 36.235.208.540 38.976.253.199 14.021.494.150 63,12 2.741.044.659 7.56 VLĐR 7.614.906.142 4.238.583.380 6.780.616.749 (3.376.322.762) (44,34) 2.542.033.369 59,97

Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty trong 3 năm đều dương (>0), trong đó năm 2012 là 7.614.906.142 đồng và năm 2013 là 4.238.583.380 đồng, năm 2014 là 6.780.616.749 đồng. Điều này cho thấy, nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của doanh nghiệp, phản ánh cân bằng tài chính qua các năm là rất tốt và an toàn vì áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là không cao.

Trong đó, chỉ tiêu VLĐ từ năm 2012 so với năm 2013 của công ty giảm 3.376.322.762 đồng, tương ứng giảm 44,34% cho thấy mức độ an toàn và bền vững tài chính của công ty giảm. Tuy nhiên, năm 2014 vốn lưu động của công ty tăng 2.542.033.369 đồng, tương ứng tăng 59,97% so với năm 2013. Điều này cho thấy, độ an toàn và bền vững tài chính của công ty đang được cải thiện và xu hướng mất cân bằng trong tài trợ TSCĐ của công ty đang giảm. Nghĩa là công ty trong năm 2014 đã giảm các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ.

4.2.1.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng:

Chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng hoạt động kinh doanh một cách tổng quát được tính như sau:

Nhu cầu VLĐR = HT + Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắnhạn)

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2012, 2013 ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 4.3: Bảng phân nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng:

(Đơn vị tính: đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 2013/2012 2014/2013

SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN TT (%) SỐ TIỀN TT (%)

Hàng tồn kho 2.251.059.140 1.381.913.747 4.090.176.896 (869.145.393) (38,61) 2.708.263.149 195,98 Nợ phải thu 7.617.881.961 15.052.804.572 19.435.876.015 7.434.922.611 97,60 4.383.071.443 29,12 Nợ ngắn hạn 22.213.714.394 36.235.208.540 38.976.253.199 14.021.494.150 63,12 2.741.044.659 7,56 Vay ngắn hạn 19.211.493.600 28.342.042.050 26.714.352.649 9.130.548.450 47,5 (1.627.689.401) (5,74) Nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn 3.002.220.794 7.893.166.490 9.540.012.357 4.890.945.696 162,91 1.646.845.867 20,86 1.VLĐ ròng 7.614.906.142 4.238.583.380 6.780.616.749 3.376.322.762 44,34 2.542.033.369 59,97 2.Nhu cầu VLĐR 6.866.720.307 8.541.551.829 13.986.040.554 1.674.831.522 24,39 5.444.488.725 63,74 3.Ngân quỹ ròng 748.185.835 (4.302.968.449) (7.205.423.805) (3.554.782.614) (475,12) (2.902.455.356) (67,45)

Nhu cầu VLĐR của công ty trong năm 2012 là 6.866.720.307 đồng. Trong khi đó vốn lưu động ròng là 7.614.906.142 đồng (lớn hơn nhu cầu VLĐR) nên ngân quỹ ròng trong trường hợp này là 748.185.835 đồng, đây là một con số tương đối ổn định, thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng, nên không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.

Tuy nhiên sang năm 2013, hàng tồn kho giảm (38,61%) nhưng các khoản nợ phải thu và nợ ngắn hạn ( không kể vay ngắn hạn) lại tăng mạnh với tỷ lệ tăng lần lượt là 97,60% và 162,91% nên làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty tăng lên với giá trị là 8.541.551.829 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 24,39%. Vốn lưu động ròng lúc này càng không đủ để đầu tư cho nhu cầu vốn lưu động ròng nên đẩy ngân quỹ ròng xuống còn (4.302.968.449) đồng. Tương tự như vậy, năm 2014 vốn lưu động ròng của công ty là 6.780.616.749 đồng, nhu cầu vốn lưu động ròng là 13.986.040.554 đồng, đẩy ngân quỹ ròng xuống còn (7.205.423.805) đồng. Do đó, doanh nghiệp buộc phải vay ngắn hạn để bù đắp phần thiếu hụt này của ngân quỹ ròng, dẫn đến làm tăng rủi ro do mất cân bằng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, rủi ro kinh doanh cao do phải chịu áp lực của các khoản vay ngắn hạn.

4.2.2 Phân tích tình hình quản l các khoản mục cụ thể của VLĐ tại công ty: ty:

Từ việc phân tích cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy được khái quát tình hình phân bổ vốn lưu động và sự biến động của vốn lưu động, cụ thể là tăng lên hay giảm đi qua các năm và việc tăng lên hay giảm đi này của vốn lưu động chủ yếu là do sự biến động của các bộ phận cấu thành lên vốn lưu động như tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu hay tài sản lưu động khác. Từ đó, ta đi sâu phân tích từng bộ phận của vốn lưu động để thấy được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động này.

4.2.2.1 Phân tích khoản mục vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đảm bảo cho việc cung ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu chi tiêu hàng ngày, làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh như mua hàng, thanh toán nhà cung cấp, trả lương cho cán bộ công nhân viên thì ta cần phải dự trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định. Nhưng mức dự trữ như thế nào để có hiệu quả vì đồng tiền nhàn rỗi sẽ không đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên nếu mức dự trữ quá thấp thì đơn vị có thể gặp rủi ro do thiếu vốn thanh toán khi có cơ hội tốt để đầu tư, có thể mất cơ hội được hưởng chính sách chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp. Do vậy, quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc dự trữ vốn bằng tiền sao cho có hiệu quả nhất. Vốn bằng tiền tại công ty được theo dõi trên 2 tài khoản: tài khoản tiền mặt tại công quỹ công ty và tài khoản tiền gửi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của 2 loại này trong kỳ như thế nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm ra sao… để phân tích ta lập bảng sau:

Bảng 4.4: Bảng phân tích vốn bằng tiền của công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Tiền 19.637.900.647 22.849.328.161 23.361.744.980 3.211.427.514 16,35 512.416.819 2,24 1. Tiền mặt 19.637.900.647 100 22.849.328.161 100 23.361.744.980 100 3.211.427.514 16,35 512.416.819 2,24 2. TGNH 0 0 0 0

Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động, nên sự biến động của vốn bằng tiền ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền chủ chốt hoàn toàn là tiền mặt, khoản mục này đã chiếm toàn bộ tổng số tiền của công ty. Ta thấy, năm 2014 so với năm 2013, lượng tiền của công ty tăng 512.416.819 đồng, tương ứng tăng 2,24%. Trong năm 2013, số tiền của công ty đã tăng 3.211.427.514 đồng, tương ứng với tỉ lệ 16,35% so với năm 2012. Lượng tiền mặt tăng do công ty phải vay thêm tiền để đầu tư ngắn hạn, vì thế nợ ngắn hạn tăng cao từ 19.211.493.600 đồng đến 28.342.042.050 đồng. Nhờ thế công ty mới có thể xoay sở được trong việc đầu tư ngắn hạn nhằm cải thiện cho việc sản xuất sản phẩm tốt hơn đi đôi với thu hồi nợ một cách hợp lý. Nhờ đó để có thể cải thiện được vốn lưu động cho công ty. Sự gia tăng này của tiền là tương đối tốt vì nó làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty nhưng vẫn không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

4.2.2.2 Phân tích tình hình quản lý, sử dụng khoản phải thu

Tương tự như vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu là một điều hết sức khó khăn và quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phát triển hay có nguy cơ dẫn đến phá sản một phần thể hiện qua công tác quản lý và sử dụng khoản phải thu. Nếu công tác quản lý khoản phải thu tốt thì công ty sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít công nợ, tiền của chúng ta bỏ ra sẽ được quay vòng nhanh và giá trị cũng ít bị giảm. Điều đó giúp cho khả năng thanh toán được dồi dào. Còn ngược lại nếu công ty quản lý các khoản phải thu không tốt thì công ty sẽ bị chiếm dụng vốn, đồng thời dẫn đến tình trạng các khoản công nợ sẽ dây dưa, kéo dài và có thể là khó đòi. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu ở công ty nhằm tìm hiểu sự biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp, kế hoạch giúp cho hoạt động tài chính của công ty tốt hơn. Ta căn cứ vào BCĐKT để xem xét sự biến động của khoản phải thu như sau:

Bảng 4.5: Bảng phân tích khoản phải thu của công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%)

Khoản phải thu 7.617.881.961 100 15.052.804.572 100 19.435.876.015 100 7.434.922.611 97,60 4.383.071.443 29,12

1. Phải thu của

khách hàng 5.337.770.081 70,07 8.195.570.461 54,45 11.007.125.364 56,63 2.857.800.380 53,54 2.811.554.903 34,31

2. Các khoản phải

thu khác 2.280.111.880 29,93 6.857.234.111 45,55 8.428.750.651 43,37 4.577.122.231 200,74 1.571.516.540 22,92

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Khoản phải thu của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 7.434.922.611đồng với tỷ lệ tăng đến 97,60%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng chiếm đa phần làm cho khoản phải thu tăng lên ở năm 2013 so với năm 2012 là 53.54%. Qua đến năm 2014, khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 4.383.071.443 đồng so với năm 2013, chiếm chủ yếu vẫn là khoản phải thu khách hàng. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty diễn ra kém do công ty đã bán chịu hàng hóa cho khách hàng để tạo thêm cơ hội bán hàng, tạo thêm lợi nhuận. Nhưng trái lại chi phí cho khoản phải thu đã phát sinh các khoản nợ khó đòi vì vậy mà rủi ro không thu hồi được nợ đã tăng lên. Ngoài ra việc thu hồi nợ kém sẽ gây việc đầu tư và chi tiêu kém hiệu quả do công ty không thu được nợ sẽ phải vay mượn nơi khác để đầu tư bù cho khoản cho vay từ khách hàng, hậu quả sẽ dẫn đến nợ nần tăng lên và hàng hóa có thể bị kéo dài trong quy trình sản xuất. Vì thế công ty cần có chính sách thu hồi nợ và bán chịu một cách phù hợp hơn để tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động.

4.2.2.3 Phân tích tình hình quản lý, sử dụng hàng tồn kho

Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng, bởi lẽ giá trị hàng tồn kho của công ty đang chiếm một phần trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động của chỉ tiêu này ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động. Mặt khác, bất kì một doanh nghiệp nào đi nữa cũng muốn có một khoản tồn kho thích hợp, các khoản dự trữ này sẽ đủ đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết. Nên một lần nữa ta thấy được tầm quan trọng của hàng tồn kho là như thế nào. Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn kho ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 4.6: Bảng phân tích hàng tồn kho của công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Hàng tồn kho 2.251.059.140 7,55 1.381.913.747 3,41 4.090.176.896 8,61 (869.145.393) (38,61) 2.708.263.149 195,98

Giá trị hàng tồn kho vào cuối năm 2013 giảm 869.145.393 đồng so với năm 2012 tương đương với 38,61%. Năm 2014, giá trị hàng tồn kho lại tăng thêm 2.708.263.149 đồng, tương ứng tăng 195,98% so với năm 2013. Với số lượng hàng tồn kho chiếm 7,55% ở năm 2012 và 3,41% ở năm 2013 và 8,61% ở năm 2014 là một phần rất nhỏ trong TSLĐ. Vì công tác thu hồi nợ của công ty không được tốt khiến công ty không thể thu hồi được nợ từ khách hàng nên số lượng sản phẩm không được làm ra thêm để có thể đem lại thêm lợi nhuận cho công ty. Cho nên số hàng tồn kho năm trước đã được bán ra vào năm sau để đền bù cho doanh thu, nhờ thế mà công ty có thể kiếm thêm vốn để có thể xoay sở cho việc sản xuất thêm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)