ròng:
- Cơ cấu vốn lưu động:
Qua kết quả phân tích trong chương 4 ta thấy: Vốn bằng tiền của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động (nằm trong khoảng 50%). Tiếp đến là khoản phải thu khách hàng cũng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu vốn lưu động và đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó hàng tồn kho và tài sản lưu động khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp cho việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền và khoản phải thu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động cho công ty.
- Vốn lưu động ròng:
Lượng vốn lưu động ròng của cả ba năm 2012, 2013, 2014 đều dương, năm 2013 vốn lưu động ròng giảm so với năm 2012, nhưng qua năm 2014 vốn lưu động ròng của công ty lại tăng lên so với năm 2013. Qua đây ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định cho mặt nguồn vốn vì thế công ty có thể tài trợ thêm cho TSCĐ. Mặt khác, nhu cầu về vốn lưu động ròng của công ty lại tăng trong năm 2013 và 2014, vì vậy công ty phải vay ngắn hạn để tài trợ cho một phần TSCĐ do đó áp lực thanh toán của công ty là rất lớn, rủi ro về tài chính rất cao có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Trong những năm tới công ty cần dự đoán nhu cầu vốn
lưu động cũng như có kế hoạch tìm ra nguồn tại trợ hợp lý để giảm bớt những rủi ro nói trên.