Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử ụng vốn lưu động tại Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 57)

không ổn định. So với năm 2012 khoản mục này của năm 2013 tăng vượt bậc thêm 867.966.652 đồng, tương ứng tăng 269,74%. Nhưng năm 2014 nó lại giảm 576.794.875 đồng, giảm 48,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản thuế GTGT được khấu trừ. Trong năm 2013, tăng dẫn đến như cầu NVL, CCDC cũng tăng nên thuế đầu vào được khấu trừ tăng cũng là điều dễ hiểu, tăng 652.608.111 đồng, tương đương 241,91%. Nhưng đến năm 2014, do lượng NVL, CCDC nhập vào ít và đã tiêu thụ một lượng hàng lớn nên thuế GTGT được khấu trừ của Công ty so với năm 2013 đã giảm xuống đáng kể, giảm đến 387.269.952 đồng, tương ứng giảm 41,99%.

Bảng phân tích trên cũng cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn khác biến động không ổn định qua các năm từ 52.008.305 đồng năm 2012 tăng lên 267.366.846 đồng năm 2013 và giảm xuống mức 77.841.923 đồng năm 2014.

Tóm lại trong những năm qua Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, tuy nhiên mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, đặc biệt là đối với việc quản lý và sử dụng khoản phải thu. Qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động sẽ giúp Công ty thấy được những tồn tại, vướng mắc, sai sót cần phải chỉnh sửa nhằm nâng cao hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử ụng vốn lưu động tại Công ty: Công ty:

4.2.3.1Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh so với TSCĐ. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ giảm. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta

a. Số vòng quay vốn lưu động ( Đ = ư độ (vòng/năm) Đ = = 11,79 (vòng/năm) Đ = = 11,8 (vòng/năm) Đ = = 11,36 (vòng/năm)

b. Số ngày một vòng quay vốn lưu động ( Đ =

Đ (ngày/vòng) Đ = = 30,97 (ngày/vòng) Đ = = 30,93 (ngày/vòng) Đ = = 31,69 (ngày/vòng) c. ệ số đảm nhiệm vốn lưu động ( Đ = ư độ Đ = = 0,08 Đ = = 0,08 Đ = = 0,09

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng phân tích sau :

Bảng 4.8 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Doanh thu thuần 79.858.713.378 69.950.945.755 82.265.983.174 (9.907.767.623) 12.315.037.424 VLĐ bình quân 6.774.868.218 5.926.744.761 7.240.813.225 (848.123.457) 1.314.068.464 Số vòng quay bình quân của

VLĐ 11,79 11,80 11,36 0,01

(0,44)

Số ngày bình quân của một

vòng quay VLĐ 30,97 30,93 31,69 (0,04) 0,76

Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,08 0,08 0.09 0 0,01

Nhìn vào bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận định về hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 như sau:

- Số vòng quay VLĐ năm 2012 là 11,79 vòng và mất 30,97 ngày cho một vòng quay VLĐ, năm 2013 vòng quay VLĐ là 11,80 vòng và mất 30,93 ngày cho một vòng quay VLĐ, năm 2014 số vòng quay VLĐ là 11,36 vòng và mất 31,69 ngày cho một vòng quay VLĐ. Như vậy năm 2013 so với năm 2012 thì số vòng quay VLĐ tăng 0,01 vòng và số ngày bình quân của một vòng quay VLĐ giảm 0,04 ngày. Năm 2014 số vòng quay VLĐ giảm 0,44 vòng và số ngày bình quân của một vòng quay VLĐ tăng 0,76 ngày so với năm 2013.

- Bên cạnh đó, năm 2013 so với năm 2012 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty đều là 0,08. Năm 2014 chỉ tiêu này là 0,09 hầu như biến động rất ít qua các năm, do sự ổn định của doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty trong cả 3 năm đều có giá trị rất nhỏ. Điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao. - Mặc dù VLĐ bình quân có biến động nhỏ nhưng vì doanh thu cũng tăng,

giảm tương đương nên số vòng quay VLĐ biến động không đáng kể. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty có tăng nhưng trên thực tế doanh thu lại giảm. Với tốc độ giảm của doanh thu và VLĐ bình quân gần như nhau làm cho số vòng quay bình quân của VLĐ tăng giảm không đáng kể. Để tăng hiệu quả sử dụng VLĐ công ty cần có chính sách hợp lý làm tăng doanh thu và giữ cho VLĐ ở mức ổn định. VLĐ bình quân của công ty giảm chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn TSNH nên công ty cần quản lý tốt hơn các khoản nợ của mình. Nhìn chung hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty được duy trì ổn định. Tuy nhiên, doanh thu giảm là dấu hiệu không tốt cho công ty về lâu dài.

d. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động:

Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính không chỉ quan tâm đến khả năng hoán chuyển thành tiền của TSLĐ và tốc độ quay vòng của các tài sản đó mà nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn như dự đoán dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do

nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trên thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn kết quả đạt cao hay thấp mà đánh giá là doanh nghiệp đó hoạt động tốt hay xấu sẽ chưa được xác định bởi vì với lượng chi phí bỏ ra doanh nghiệp có đem lại một giá trị tương xứng không. Chính vì lẽ đó để đánh giá đúng hơn nữa về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo bằng tỷ suất giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Cụ thể là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn lưu động.

Tỷ su t sinh lời của VLĐ =

ố ư độ × 100

Chỉ tiêu này được tính qua 3 năm 2012, 2013, 2014 như sau:

Đ = × 100 = 8,67% Đ = × 100 = 9,7% Đ = × 100 = 9,79%

Từ việc tính toán trên ta tổng hợp bảng sau:

Bảng 4.9 Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

LNST 587.239.143 575.146.357 708.967.285 (12.092.768) 133.820.910 VLĐ bình quân 6.774.868.218 5.926.744.761 7.240.813.225 (848.123.457) 1.314.068.464 Sức sinh lời của VLĐ 8,67% 9,7% 9,79% 1,03% 0,09%

Qua số liệu tính toán trên ta thấy trong năm 2013 vốn lưu động của Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2012 được thể hiện thông qua sự tăng lên của tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Trong năm 2013, tỷ suất này đạt được 9,7% cao hơn 1,03% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là năm 2013 cứ 100đ vốn lưu động bỏ ra thì thu được 9,7đ LNST. Đây là dấu hiệu lạc quan thể hiện những nỗ lực của Công ty trong việc gia tăng doanh số cũng như tiết kiệm vốn trong năm 2013 làm số vòng quay VLĐ tăng 0,01 vòng.

Năm 2014, LNST của Công ty tăng 133.820.910 đồng, vốn lưu động cũng tăng thêm 1.314.068.464 đồng so với năm 2013. Điều này lý giải tại sao tỷ suất sinh lời vốn lưu động tăng 0,09%. Số liệu phân tích cho thấy, năm 2013 cứ 100đ VLĐ bỏ ra sẽ thu được 9,7đ lợi nhuận, năm 2014 cứ 100đ VLĐ bỏ ra thu được 9,79đ lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời đã tăng thêm 0,09%. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động tăng đều qua các năm chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty đang có dấu hiệu tốt lên so với năm trước. Công ty nên duy trì mục tiêu và có những biện pháp để gia tăng hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

4.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Để phân tích tính hiệu quả sử dụng hàng tồn kho ta sử dụng hai chỉ tiêu là số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng hàng tồn kho.

a. Số vòng quay hàng tồn kho ( = á (vòng/năm) Khi đó: = = 29,82 = = 35,33 = = 15,03

b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho ( = à = = 12,24 (ngày) = = 10,33 (ngày) = = 23,95 (ngày) Tổng hợp lại ta có bảng sau:

Bảng 4.10 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

GVHB 71.975.256.066 64.171.719.097 82.265.983.174 (7.803.536.969) 18.094.264.077 Giá trị HTK bình quân 2.413.913.435 1.816.486.444 5.472.090.643 (597.426.991) 3.655.604.199 Số vòng quay HTK 29,82 35,33 15,03 5,51 (20,3) Số ngày của một vòng quay HTK 12,24 10,33 23,95 (1,91) 13,62

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh)

Từ bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng HTK của công ty không ổn định qua các năm. Số vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK là chỉ tiêu thể hiện rõ nét nhất. Nếu năm 2012 tốc độ lưu chuyển của HTK là 29,82 vòng/năm thì vào năm 2013 con số này tăng lên đạt 35,33 vòng/năm, quay nhanh hơn năm 2012 là 5,51 vòng, do đó làm giảm số ngày cho vòng quay là 1,91 ngày. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ năm 2013 công tác quản lý và sử dụng HTK của Công ty tốt hơn, khả năng hoán chuyển thành tiền của các khoản mục này nhanh hơn so với năm 2012. Điều này được lý giải do HTK giảm với tốc độ lớn hơn GVHB. Điều đó cho thấy công ty đang đạt kết quả tốt trong việc quản lý HTK. Để tăng tốc độ luân chuyển

HTK công ty phải giảm HTK và tăng GVHB, nhưng tăng GVHB sẽ kéo theo việc giảm lợi nhuận. Để hài hòa các yếu tố trên công ty cần áp dụng đồng bộ các chính sách nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời tăng lợi nhuận.

Nhưng đến năm 2014 số vòng quay HTK đã giảm xuống, thậm chí còn thấp hơn năm 2012 chỉ còn 15,03 vòng/năm. Chính vì thế đã làm cho số ngày một vòng HTK tăng lên 13,62 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian để chuyển đổi HTK thành tiền dài nên việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn vào năm 2014 gặp khó khăn, chứng tỏ tình hình quản lý và sử dụng HTK của đơn vị là chưa tốt.

Để việc quản lý và sử dụng HTK một cách hiệu quả nhất, Công ty nên có được mức độ dự trữ hợp lý hàng tồn kho cho mỗi kỳ kinh doanh, Công ty cần kết hợp chặt chẽ các bộ phận liên quan trong đó bao gồm phòng kinh doanh có như vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý hàng tồn kho, tránh lãng phí cho Công ty.

4.2.3.2Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu

a. Số vòng quay khoản phải thu ( =

ì â = = 10,97 vòng/năm = = 6,17 vòng/năm = = 4,77 vòng/năm

b. Số ngày một vòng khoản phải thu ( = à = = 32,82 ngày/vòng = = 58,35 ngày/vòng = = 75,47 ngày/vòng

Bảng 4.11 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu:

Đơn vị tính:đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Doanh thu bán chịu 79.858.713.378 69.950.945.755 82.265.983.174 (9.907.767.623) 12.315.037.419 Số dư nợ bình quân của

khoản phải thu 7.280.234.195 11.335.343.267 17.244.340.294 4.055.109.072 5.908.997.027 Số vòng quay khoản

phải thu 10,97 6,17 4,77 (4.80) (1,4)

Số ngày của một vòng

quay khoản phải thu 32,82 58,35 75,47 25,53 17,12

Trong sản xuất kinh doanh, vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt, có nghĩa là giảm gánh nặng trả lãi vay ngân hàng, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của các khoản phải thu càng nhanh.

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua tình hình quản lý nợ phải trả của công ty chưa đạt được hiệu quả và đang biến đổi theo chiều hướng xấu hơn. Năm 2013 có số vòng quay bình quân khoản phải thu là 10.97 vòng và 33,27 ngày cho một vòng quay khoản phải thu so với 6,17 vòng và 59,15 ngày của năm 2012. Đây là một biến động tương đối lớn. Năm 2014 so với năm 2013, số vòng quay khoản phải thu lại giảm 1,4 vòng, tác động đến số ngày bình quân khoản phải thu tăng thêm 17,12 ngày. Số dư khoản phải thu bình quân của năm 2013 và 2014 tăng đột biến so với năm 2012 làm cho vòng quay bình quân khoản phải thu giảm qua đó đẩy số ngày bình quân khoản phải thu lên khá cao. Điều này cho thấy việc quản lý khoản phải thu của công ty đang thiếu hiệu quả. Dư nợ khoản phải thu bình quân năm 2013 và 2014 quá cao làm cho tính thanh khoản trong vốn lưu động của công ty giảm rõ rệt. Điều này cho thấy công ty đang phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu, hay nói cách khác công ty đang phải cấp tín dụng cho khách hàng. Chính sách bán hàng trả chậm của công ty đang khá dễ dãi đối với khách hàng. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình này cần phải xem xét nhiều yếu tố để không tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ rất nguy hiểm cho công ty trong việc đối phó và xử lý các khoản nợ ngắn hạn sắp tới.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 5.1Nhận xét v công tác hạch toán k toán

Tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung đảm bảo công tác quản lý chung của công ty, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản.

Phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng giữa các nhân viên trong phòng một cách phù hợp với khả năng từng nguồn để đảm bảo công tác hạch toán kế toán tại công ty.

Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, sử dụng nhiều sổ chi tiết nên rất thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra.

5.2Nhận xét v tình hình quản l , sử ụng vốn lưu động tại công ty

5.2.1 Nhận xét chung về cơ cấu vốn lưu động và lượng vốn lưu độngròng: ròng:

- Cơ cấu vốn lưu động:

Qua kết quả phân tích trong chương 4 ta thấy: Vốn bằng tiền của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động (nằm trong khoảng 50%). Tiếp đến là khoản phải thu khách hàng cũng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu vốn lưu động và đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó hàng tồn kho và tài sản lưu động khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp cho việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền và khoản phải thu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động cho công ty.

- Vốn lưu động ròng:

Lượng vốn lưu động ròng của cả ba năm 2012, 2013, 2014 đều dương, năm 2013 vốn lưu động ròng giảm so với năm 2012, nhưng qua năm 2014 vốn lưu động ròng của công ty lại tăng lên so với năm 2013. Qua đây ta có thể thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định cho mặt nguồn vốn vì thế công ty có thể tài trợ thêm cho TSCĐ. Mặt khác, nhu cầu về vốn lưu động ròng của công ty lại tăng trong năm 2013 và 2014, vì vậy công ty phải vay ngắn hạn để tài trợ cho một phần TSCĐ do đó áp lực thanh toán của công ty là rất lớn, rủi ro về tài chính rất cao có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Trong những năm tới công ty cần dự đoán nhu cầu vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)