Phân tích tình hình quản lý, sử dụng khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 51 - 53)

Tương tự như vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu là một điều hết sức khó khăn và quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phát triển hay có nguy cơ dẫn đến phá sản một phần thể hiện qua công tác quản lý và sử dụng khoản phải thu. Nếu công tác quản lý khoản phải thu tốt thì công ty sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít công nợ, tiền của chúng ta bỏ ra sẽ được quay vòng nhanh và giá trị cũng ít bị giảm. Điều đó giúp cho khả năng thanh toán được dồi dào. Còn ngược lại nếu công ty quản lý các khoản phải thu không tốt thì công ty sẽ bị chiếm dụng vốn, đồng thời dẫn đến tình trạng các khoản công nợ sẽ dây dưa, kéo dài và có thể là khó đòi. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu ở công ty nhằm tìm hiểu sự biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp, kế hoạch giúp cho hoạt động tài chính của công ty tốt hơn. Ta căn cứ vào BCĐKT để xem xét sự biến động của khoản phải thu như sau:

Bảng 4.5: Bảng phân tích khoản phải thu của công ty:

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%) Số ti n TT (%)

Khoản phải thu 7.617.881.961 100 15.052.804.572 100 19.435.876.015 100 7.434.922.611 97,60 4.383.071.443 29,12

1. Phải thu của

khách hàng 5.337.770.081 70,07 8.195.570.461 54,45 11.007.125.364 56,63 2.857.800.380 53,54 2.811.554.903 34,31

2. Các khoản phải

thu khác 2.280.111.880 29,93 6.857.234.111 45,55 8.428.750.651 43,37 4.577.122.231 200,74 1.571.516.540 22,92

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Khoản phải thu của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 7.434.922.611đồng với tỷ lệ tăng đến 97,60%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng chiếm đa phần làm cho khoản phải thu tăng lên ở năm 2013 so với năm 2012 là 53.54%. Qua đến năm 2014, khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 4.383.071.443 đồng so với năm 2013, chiếm chủ yếu vẫn là khoản phải thu khách hàng. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty diễn ra kém do công ty đã bán chịu hàng hóa cho khách hàng để tạo thêm cơ hội bán hàng, tạo thêm lợi nhuận. Nhưng trái lại chi phí cho khoản phải thu đã phát sinh các khoản nợ khó đòi vì vậy mà rủi ro không thu hồi được nợ đã tăng lên. Ngoài ra việc thu hồi nợ kém sẽ gây việc đầu tư và chi tiêu kém hiệu quả do công ty không thu được nợ sẽ phải vay mượn nơi khác để đầu tư bù cho khoản cho vay từ khách hàng, hậu quả sẽ dẫn đến nợ nần tăng lên và hàng hóa có thể bị kéo dài trong quy trình sản xuất. Vì thế công ty cần có chính sách thu hồi nợ và bán chịu một cách phù hợp hơn để tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ logistics dầu khí việt nam​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)