Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 54)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một trong các tiêu chí thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không đều được thể hiện qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -chi nhánh Sông Công được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: số lượng khách hàng, tài sản và nguồn vốn, lợi nhuận sau thuế và tình hình huy động vốn của ngân hàng. Bảng số liệu 3.1 dưới đây cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền TĐT T (%) Số tiền TĐTT (%) I. Tổng nguồn vốn huy động 998.912 1.152.909 1.340.250 153.99 7 15,42 187.341 16,25 1.Tiền gửi ngắn hạn 866.821 948.476 1.044.770 81.655 9,42 96.294 10,15 2.Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 132.092 204.433 295.481 72.342 54,77 91.047 44,54

II. Doanh số cho vay 2.073.54

2 2.653.492 2.339.449

579.95

0 27,97

-

314.044 -11,84

III. Dư nợ cho vay 1.079.60

5 1.168.774 1.264.632 89.169 8,26 95.858 8,20 IV. Tổng thu nhập 131.860 191.243 221.073 59.382 45,03 29.830 15,60 1.Chi phí 79.996 137.122 165.139 57.126 71,41 28.017 20,43 2. Chênh lệch thu chi 51.865 54.120 55.934 2.256 4,35 1.813 3,35

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công

Thời gian qua các chính sách huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng đạt hiệu quả khá cao. Điều này được thể hiện ở quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng nhanh qua các năm 2014, 2015 và 2016, tổng nguồn vốn huy động năm 2015 tăng 153.997 triệu đồng tương đương với 15,42%, tổng nguồn vốn huy động năm 2016 tăng 187.341 triệu đồng tương đương 16,25%. Một trong những thành công tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh là trong năm 2016 ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công đã có đại diện tham dự các buổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch Ratings, Moody’s, Standard & Poor’s. Bằng hoạt động này, Chi nhánh đã trao đổi kịp thời với đối tác về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một thành công khác là ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công đã thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn thông

qua phát hành các công cụ nợ như trái phiếu; huy động vốn từ các định chế tài chính theo hình thức vay song phương, vay hợp vốn.

Mặc dù có sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, tín dụng toàn Ngành đạt 18%, tăng trưởng vượt trội so với năm 2015. Song doanh số cho vay của Chi nhánh lại giảm đáng kể trong giai đoạn 2015-2016 từ 2.653.492 triệu đồng xuống còn 2.339.449 triệu đồng trong năm 2016 và giảm 314.044triệu đồng tương ứng với 11,84%. Việc giảm doanh số cho vay là do nền kinh tế tuy khởi sắc song việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn nên việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp chững lại. Doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn thêm để mở rộng kinh doanh. Khi xét sang tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh nhận thấy năm 2014 là 1.079.605 triệu đồng, năm 2015 là 1.168.774 triệu đồng tăng 89.169 triệu đồng tương ứng với 8,26%, sang năm 2016 tổng dư nợ là 1.264.632 triệu đồng tăng 95.858 triệu đồng so với 2015 tương ứng 8,2%. Nhìn chung doanh số cho vay tăng thì số lượng tổng dư nợ tăng lên là điều tất yếu và tốc độ tăng như vậy là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, từ năm 2015 sang năm 2016 tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng với tốc độ nhanh nhưng doanh số cho vay của Chi nhánh lại giảm đáng kể. Trước thực tế này, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công cần xem xét lại công tác thu hồi nợ vay để hạn chế tối đa số lượng nợ xấu. Để từ đó, giảm thiểu rủi ro kinh doanh của chi nhánh làm tiền đề nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh.

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công

* Thuận lợi

Địa bàn hoạt động của chi nhánh có nhiều thuận lợi là khu vực đông dân cư, giao thông đi lại dễ dàng thuận tiện giao dịch.

Địa bàn thành phố Sông Công có tỷ trọng dân số trẻ lớn, tốc độ và phạm vi phổ cập internet cao, tỷ trọng người dân có hiểu biết, quan tâm và cập nhật

nhanh nhậy với những tiến bộ kỹ thuật trong tin học và truyền thông lớn, mức thu nhập đầu người liên tục được cải thiện.

Về phía quản lý nhà nước, ngành ngân hàng bán lẻ nói chung và tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công nói riêng cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn với những quy định và chỉ thị của cơ quan chủ quản trong, ví dụ, tăng cường cho vay tín chấp, nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạ hệ số rủi ro các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản, khai thông cho vay tiêu dùng của Chi nhánh qua các công ty tài chính.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công liên tục tăng trưởng vững vàng như nguồn vốn huy động tăng, doanh thu và lợi nhuận hàng năm giữ ở mức ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh đầu tư phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.

* Khó khăn

Mức độ phổ biến dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn thị xã Sông Công nói riêng còn rất khiêm tốn so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần một sự đầu tư lớn vào mạng lưới, dịch vụ, nhân sự, phần mềm, và thiết bị. Song với tiềm lực tài chính hiện tại của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công rất khó để đầu tư đồng bộ những yếu tố này.

Tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng với tốc độ nhanh nhưng doanh số cho vay của Chi nhánh lại giảm đáng kể. Đây sẽ trở thành thách thức lớn của Chi nhánh khi muốn phát triển hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.

3.2. Thực trạng công tác phát triển dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công

3.2.1.1 Hoạt động Marketing

Trong mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng luôn xác định ngoài phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng thì các sản phẩm dịch vụ tín dụng là một trong những trọng điểm của ngân hàng. Do đó, trong những năm qua Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng

Thứ nhất, về công tác xác định khách hàng TDBL và nhu cầu khách hàng của Chi nhánh Sông Công.

Công tác xác định khách hàng cũng như nhu cầu của khách hàng là hoạt động quan trọng tạo tiền đề giúp ngân hàng xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm tín dụng bán lẻ nói riêng. Thời gian qua, công tác này được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công thực hiện như sau:

Bảng 3.2. Công tác xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu Nội dung

Bộ phận thực hiện Phòng bán lẻ tại Chi nhánh Khách hàng mục

tiêu của TDBL tại Chi nhánh

Khách hàng dân cư trên địa bàn (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh siêu nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Xác định nhu cầu

khách hàng

Khách hàng cá nhân, hộ gia đình: tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, vay tiền tiêu dùng, mua nhà, mua xe... Khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ: đi vay bù đắp vốn sản xuất kinh doanh

Sản phẩm cung cấp đáp ứng nhu cầu

Khách hàng cá nhân, hộ gia đình:cho vay mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 15 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi

Chỉ tiêu Nội dung

tài khoản...), các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, cho vay du học...

Khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ: cho vay bổ sung vốn lưu động,cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm cố và chiết khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...),

Nguồn: Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh Sông Công

Như vậy với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng bán lẻ, huy động vốn bán lẻ, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu tại tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -chi nhánh Sông Công đã xác định cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu phục vụ tín dụng bán lẻ bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

Bên cạnh đó, với việc nắm bắt nhu cầu của từng nhóm khách hàng, ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công đã cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm tín dụng chuẩn hóa, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đạivà tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của từng phân khúc khách hàng. Trong đó, những sản phẩm chiến lược tại Chi nhánh như: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 15 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay du học... dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các sản phẩm cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm

cố và chiết khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...) đối với khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ.

Nhìn chung, công tác xác định khách hàng và những nhu cầu của khách hàng tín dụng bán lẻ đã được phòng bán lẻ của Chi nhánh thực hiện khá cụ thể, chi tiết. Dựa vào công tác này, chi nhánh sẽ xây dựng được các chiến lược cũng như thiết kế ra những sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với đông đảo khách hàng tạo nền tảng cho hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

Thứ hai, về công tác xây dựng các kênh phân phối dịch vụ TDBL của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.

Mạng lưới của ngân hàng là hệ thống các chi nhánh, các điểm giao dịch phục vụ khách hàng. Mặt khác, với đặc thù của tín dụng bán lẻ chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng cá nhân, kinh doanh nhỏ lẻ nên hệ thống kênh phân phối tín dụng bán lẻ của ngân hàng còn phải kể đến các máy ATM, máy POS hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng. Mạng lưới kênh phân phối của ngân hàng càng rộng, vị trí các điểm giao dịch của ngân hàng càng thuận lợi thì càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch. Và dưới đây là thực trạng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công trong thời gian qua.

Bảng 3.3: Hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công

Kênh phân phối Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Chi nhánh, điểm giao dịch 3 4 5

Máy ATM 1 2 2

Máy POS 0 2 3

Tổng cộng 4 8 10

Nhìn chung thông qua bảng số liệu cho thấy hệ thống kênh phân phối tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công có sự tăng lên qua những năm gần đây. Năm 2014, Chi nhánh có tất cả 3 điểm giao dịch, 1 máy ATM và chưa lắp đặt máy POS. Năm 2015 chi nhánh có 4 điểm giao dịch và số lượng máy ATM tăng lên 2 máy đồng thời chi nhánh bắt đầu triển khai lắp đặt 2 máy POS tại một vài siêu thị trên địa bàn. Sang năm 2016, Chi nhánh nâng số điểm giao dịch lên 5 điểm, số lượng cây ATM không thay đổi và hệ thống máy POS tăng lên 3. Việc mở rộng thêm hệ thống các kênh phân phối dịch vụ tín dụng bán lẻ đã thuận lợi hơn cho khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Khách hàng sẽ bớt được thời gian và chi phí đi lại từ đây khách hàng sẽ hài lòng hơn đối với dịch vụ mà Chi nhánh cung cấp. Tuy nhiên, đối với việc mở rộng thêm hệ thống các kênh phân phối, Chi nhánh cần phải tính toán cẩn thận sao cho các kênh phân phối được mở thêm phải đáp ứng được yêu cầu đi lại của khách hàng và phải là địa điểm tập trung đông dân cư. Việc mở thêm kênh phân phối sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí như chi phí thuê văn phòng, thuê nhân sự, chi phí đầu tư cơ sở vật chất…do đó ban lãnh đạo Chi nhánh cần tính toán kỹ lưỡng nhằm đản bảo nguồn thu nhập phải bù đắp được chi phí bỏ ra mà Chi nhánh có lợi nhuận.

Mặt khác, khi tác giả tiến hành khảo sát hệ thống kênh phân phối của một vài ngân hàng trên địa bàn nhận thấy mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công chỉ đứng sau Agribank. Như vậy, với quy mô nổi trội hơn so với các chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên địa bàn sẽ tạo điều kiện và lợi thế cho Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng và mở rộng thị phần, đẩy mạnh hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ phục vụ khách hàng của Chi nhánh.

Thứ ba, công tác tổ chức các hoạt động phát triển TDBL

Để hỗ trợ tín dụng bán lẻ thì hệ thống ngân hàng TM nói chung và ngân hàng TMCP công thương - chi nhánh Sông Công nói riêng đã triển khai một

loạt các hoạt động nhằm thu hút, giữ chân khách hàng nhằm tăng doanh số tín dụng bán lẻ. Dưới đây là một số hoạt động nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công trong thời gian qua:

Một là, đa dạng, cải tiến các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Với nỗ lực cung cấp cho khách hàng gói dịch vụ cho vay tốt nhất, Vietinbank đồng loạt triển khai thiết kế hàng loạt các sản phẩm mới cũng như cải tiến nâng cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ sẵn có. Một loạt các sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Bảng 3.4: Công tác đa dạng, cải tiến sản phẩm TDBL tai ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công

Năm Sản phẩm mới Sản phẩm nâng cấp Hệ thống công nghệ quản lý sản phẩm

Năm 2015

- Cho vay cải tạo nhà ở - Gói sản phẩm V1 có ưu đãi đặc biệt như: miễn phí mở tài khoản, phí thường niên, phí chuyển tiền nội bộ và liên ngân hàng, giao dịch trực tuyến hiện đại, bảo mật và an toàn. - Gói sản phẩm An cư lạc nghiệp: Dành cho Lãnh đạo cấp trung của doanh nghiệp, tổ chức.

Nâng cấp gói sản phẩm IBMB bổ sung thêm các tính năng mới như: rút tiền gửi FD Online, chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, thanh toán hóa đơn định kỳ, triển khai thí điểm sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 54)