5. Bố cục của luận văn
1.2.2 Kinh nghiệm của Agribank
Các chuyên gia về ngân hàng đã đánh giá hệ thống ngân hàng của Agribank là hệ thống ngân hàng tương đối cồng kềnh, đôi khi còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị. Tuy nhiên, các dịch vụ TDBL tại Agribank lại tương đối phát triển.
Agribank đã có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển dịch vụ TDBL, các kế hoạch đa dạng, những sản phẩm tốt và số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho Agribank đã trở nên thành công trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh trạnh khác. Ngân hàng Agribank đã cung cấp cho khách hàng
một hệ thống các dịch vụ TDBL như: dịch vụ thế chấp tài chính cá nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi và đầu tư, dịch vụ thẻ tín dụng...
Những bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ dịch vụ TDBL tại các ngân hàng Agribank đó là:
- Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh. - Vị trí các điểm giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh với các sản phẩm, dịch vụ TDBL.
- Có chiến lược đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công
Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng ở trên có thể chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ TDBL ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công đó là:
Thứ nhất: Đối tượng khách hàng chủ yếu của TDBL là khách hàng cá nhân nhưng nên chú ý đến khách hàng cá nhân là những người từ độ tuổi 18 đến 45 tuổi. Bởi vì đây là những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ TDBL nhiều nhất.
Thứ hai: Mở rộng, đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng và triển khai các chiến lược phát triển khách hàng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.
Thứ ba: Hình thành một bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm TDBL, trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Thứ tư: Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh. Việc tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng sẽ giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của chi nhánh, hiểu biết cơ bản về dịch vụ TDBL và nắm được cách thức sử dụng cũng như lợi ích của các sản phẩm dịch vụ TDBL của chi nhánh.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công?
- Giải pháp nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công giai đoạn 2017 -2020
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin từ hai nguồn chính sau đây:
- Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp sau: + Tổng hợp, chọn lọc và phân tích các thông tin từ các giáo trình, các sách chuyên ngành và các tài liệu liên quan như luận văn, luận án nghiên cứu đi trước, đã được nghiên cứu về các hoạt động tín dụng, tín dụng bán lẻ, phát triển tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.
+ Tổng hợp và phân tích và chọn lọc các thông tin từ các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách, quy trình, quy định, quy chế đối với nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công nói riêng.
+ Thống kê các báo cáo liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công và kết quả hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh: Xác định khách hàng TDBL
và nhu cầu khách hàng của Chi nhánh Sông Công, xây dựng các kênh phân phối dịch vụ TDBL của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công, Tổ chức các hoạt động phát triển TDBL: đa dạng hóa và cải tiến hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ, các chương trình khuyến mại và ưu đãi cho khách hàng tín dụng bán lẻ, các hoạt động Marketing cho khách hàng tín dụng bán lẻ, các hoạt động chăm sóc khách hàng, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
- Nguồn thông tin sơ cấp:
Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách xây dựng bảng hỏi khảo sát phỏng vấn các khách hàng thuộc nhóm khách hàng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Có rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định mẫu điều tra khảo sát. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo Slovin với công thức chọn mẫu như sau:
n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
Số lượng khách hàng thuộc nhóm khách hàng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh là 3.297 khách hàng, tính đến thời điểm ngày 31/12/2016.
Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là: N = 3.297 /(1+ 3.297 x 0,052) = 356 mẫu.
Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 356 mẫu. Do điều kiện tiếp xúc với khách hàng là thuận tiện. Vì vậy, tác giả dự kiến khảo sát khách hàng trên diện rộng là 450 mẫu. Số phiếu phát ra là 450 phiếu. Trong đó có 30 phiếu không hợp lệ, tác giả nghiên cứu với quy mô mẫu là 420 mẫu.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
2.2.2.1 Công cụ tổng hợp
Thông tin sau khi thu thập xong, tác giả sẽ tiến hành xử lý các thông tin thu thập dưới các dạng bảng biểu, đồ thị thông qua phần mềm Excel để tính
toán số liệu. Qua đó, có cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về các thông tin nghiên cứu. Có thể nói, phần mềm Excel là một trong những công cụ khá hữu hiệu để xử lý số liệu nghiên cứu.
2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Bằng việc sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, tác giả tiến hành xử lý các số liệu sau:
+ Đối với nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả xử lý số liệu dưới dạng bảng biểu trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm , qua đó thấy được mức độ và sự phát triển của dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công. Từ đó cũng thấy được sự phát triển của dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phần mềm excel để thống kê về các hoạt động của ngân hàng nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.
+ Đối với nguồn số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính điểm trung bình của kết quả khảo sát dữ liệu. Sau khi khảo sát xong, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để nhập liệu và tính toán điểm trung bình. Dựa trên kết quả tính toán điểm trung bình sẽ cho thấy được mức độ đồng ý của đối tượng phỏng vấn về từng câu hỏi khảo sát. Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán điểm trung bình theo công thức sau:
Điểm TBT = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là điểm theo thang điểm 5
b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và mô tả đặc điểm ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công: về lịch sử hình thành
và phát triển, về cơ cấu tổ chức, về kết quả hoạt động kinh doanh, về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công. Qua đó, người đọc có thể thấy được toàn bộ bức tranh khái quát về ngân hàng và đặc điểm hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2014-2016.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê so sánh để phân tích và so sánh sự thay đổi của các số liệu được thống kê qua từng thời kỳ và từng giai đoạn để thấy được sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu (sự tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng thời kỳ). Trong luận văn, tác giả sử dụng thời kỳ nghiên cứu là một năm. Mục đích của sử dụng phương pháp thống kê so sánh là thấy được sự phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng qua từng năm: mạng lưới kênh phân phối của Chi nhánh, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng bán lẻ, các chương trình quảng cáo, khuyến mại và chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành so sánh với đối thủ cạnh tranh để thấy được mức độ phát triển về tín dụng bán lẻ của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề
Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề được sử dụng để phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công và các hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.
Sau khi phân tích để làm rõ từng nội dung của vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp và làm rõ những mặt đạt được và chưa đạt được của vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.4. Phương pháp sử dụng thang đo Likert
Bằng việc sử dụng thang đo Likert, tấc giả lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ và nhân viên tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
Trong luận văn, tác giả sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của nhân viên theo quy ước sau:
1 Rất không hài lòng 2 Không hài lòng 3 Bình thường 4 Hài lòng 5 Rất hài lòng
Kết quả của nghiên cứu sẽ được lựa chọn dựa theo quy ước sau đây:
Rất không hài lòng
Không
hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2010)
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Chi nhánh
Để đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh tác giả đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn: nguồn tiền gửi ngắn hạn và nguồn tiền gửi dài hạn.
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả cho vay: doanh số cho vay và dư nợ cho vay. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh kết quả khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này cho thấy khái quát về tình hình chi phí và chênh lệch thu chi của ngân hàng, thu nhập ròng của ngân hàng sau khi đã trừ đi chi phí.
2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu phát triển tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Dư nợ tín dụng bán lẻ
Phản ánh số tiền ngân hàng đang cho vay tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng bán lẻ thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.
Tuy nhiên tổng dư nợ tín dụng bán lẻ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng bán lẻ của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng bán lẻ, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản tín dụng bán lẻ đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng bán lẻ cho ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = 𝑠ố 𝑑ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiều đồng đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín
dụng bán lẻ của ngân hàng để đánh giá sự phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ của NHTM được phân chia thành 5 nhóm như sau: + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; + Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lạ thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;