6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng đội ngũ
viên đại học
Các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc… rất chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thể hiện:
Thứ nhất, tăng cường đầu tư cho giáo dục, xúc tiến cải cách hiện đại hóa giáo dục nhằm đào tạo cho toàn xã hội và cho nền kinh tế một lực lượng lao động có trình độ trí tuệ cao, có kỹ năng và tay nghề giỏi, tạo điều kiện để mọi người được học tập và đào tạo thường xuyên, suốt đời. Nhiều nước đã chi vào ngân sách hàng năm vượt quá 5% GNP của quốc gia.
Ở Nhật Bản, vấn đề đầu tư cho giáo dục và đào tạo được nhà nước đặc biệt ưu tiên. Trong toàn bộ chi tiêu ngân sách, tỷ trọng chi cho giáo dục và văn hóa luôn giữ vững ở mức khá cao đạt 12,3%. Trong khi đó, tỷ trọng chi cho quốc phòng và các cơ quan chính phủ lại giảm liên tục. Qua đó thấy rằng, Nhật Bản rất coi trọng giáo dục vì cho rằng con người là yếu tố quyết định của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế và giáo dục. Giáo dục là công cụ có hiệu quả để dạy cho công chúng các quy tắc xã hội, làm cho thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và chuyên môn của họ. Chính phủ đã đảm nhiệm giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với tất cả mọi người và tham gia vào quá trình giáo dục bậc cao. Các trường học được mở trên khắp đất nước. Bộ giáo dục và đào tạo Nhật Bản đã theo dõi chặt chẽ điều kiện giáo dục và kết quả học tập của các trường tại các địa phương khác nhau để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với gia đình cũng như phát huy với nhiều hình thức đa dạng.
Ở Trung Quốc, để phát triển kinh tế tri thức thì cần phải đề cao vai trò đội ngũ tri thức làm việc trong lĩnh vực kinh tế và trong các trường đại học. Họ đã áp dụng chính sách tuyển chọn nhân tài vào các lĩnh vực kinh tế và công nghệ như sau:
+ Phải có trình độ về toán học cao cấp + Có thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu + Có tri thức cơ bản về máy tính
+ Nắm được phương pháp quản lý hiện đại + Có trình độ tiếng Anh