Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 106 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.3 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đạ

học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên

Thứ nhất, phương hướng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Trước hết về trình độ, xuất phát từ thực trạng đội ngũ giảng viên của trường hiện nay có tới 82% là thạc sỹ, 8,6% là trình độ tiến sỹ, GS, PS là

0,3%, vì thế nâng cao trình độ đội ngũ là vấn đề hàng đầu để nâng cao chất lượng giảng viên. Phấn đấu đến năm 2020, với tổng số CBVC là 737, trong đó có 560 CBGD với tỷ lệ tiến sĩ là 20,18%; tỷ lệ sinh viên/giảng viên: 15/1; tỷ lệ cán bộ phục vụ/giảng viên: 1/4.

Cùng với việc nâng cao trình độ, Trường cần tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng tới việc bồi dưỡng phương pháp sư phạm trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ

Đặc biệt là cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia nghiên cứu khoa học và thâm nhập vào thực tiễn, thực hiện các dự án liên kết với các công ty, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực CNTT&TT nhằm gắn hoạt động đào tạo, nghiên cứu với thực tiễn, nâng cao kỹ năng lập trình và gia công phát triển phần mềm đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường khả năng tham gia hội nhập của các GV

Thứ hai, phương hướng nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên

Mặc dù phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ giảng viên được đánh giá ở mức rất tốt, nhưng trong việc đánh giá kết quả học tập rèn luyện của sinh viên, một số giảng viên cần chú ý tới khía cạnh đảm bảo sự công bằng và mạnh dạn trong bảo vệ lợi ích của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thuộc đại học thái nguyên (Trang 106 - 107)